Sửa đổi toàn diện Bộ Luật Lao động
Đề xuất sửa đổi điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động | |
Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP? | |
Sẽ phải sửa nhiều điều của Bộ Luật Lao động và nghị định |
Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Lê Quân cùng lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan là Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 57/2018/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018: Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (họp tháng 5/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (họp tháng 10/2019).
Ngày 28/6/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 792/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; trong đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao chủ trì soạn thảo Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 01/2019.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Bộ Luật Lao động là Bộ Luật lớn có tác động sâu rộng đến xã hội, nhất là các nội dung của Bộ Luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Lần sửa đổi này nhằm chuyển đổi toàn diện Bộ Luật, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Ban chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị; phù hợp Hiến pháp 2013; đảm bảo sự đồng bộ các Luật đã được ban hành, đồng thời giải quyết các vướng mắc từ thực tiễn, góp phần hoàn thiện thể chế thị trường lao động…
Bộ trưởngr Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Trưởng ban soạn thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi chủ trì cuộc họp |
Báo cáo về tiến độ và các nội dung cơ bản của dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, về cơ bản, Bộ luật Lao động (sửa đổi) vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Bộ Luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung mang tính tăng cường khả năng nhận diện các quan hệ lao động trên thực tiễn, khắc phục tình trạng “lách” các quy định của pháp luật lao động (như giao kết hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng cộng tác viên... thay cho hợp đồng lao động trong khi bản chất của mối quan hệ này là quan hệ lao động), đồng thời nghiên cứu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong thị trường lao động (người lao động làm việc theo các hình thức liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ số như: Uber, Grab...) nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong bối cảnh mới.
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp báo cáo tại cuộc họp |
Các nhóm nội dung lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần làm rõ bao gồm: các nội dung về hợp đồng lao động; làm thêm giờ; Tiền lương tối thiểu và các chính sách Tiền lương (thực hiện theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ); Tuổi nghỉ hưu (thực hiện theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ); Thẩm quyền của Thanh tra lao động; Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Vấn đề đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể trong bối cảnh nhiều tổ chức đại diện; Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động - đình công; Những sửa đổi, bổ sung khác để đảm bảo tính khả thi, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về Tiến độ soạn thảo; Định hướng xây dựng chính sách đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất trong hồ sơ đề nghị Bộ Luật Lao động (sửa đổi); Các nội dung trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các nội dung khác có liên quan.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Trưởng Ban soạn thảo cho rằng, việc sửa đổi Dự án Bộ Luật Lao động là công việc nặng nhọc, khó khăn và đầy thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án. Các thành viên cần nêu cao tinh thần làm việc, cụ thể hóa được tư tưởng và tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, tinh thần Hiến pháp và các Nghị quyết của Quốc hội. Từ đó tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, giúp thị trường lao động vận hành minh bạch, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo hội nhập quốc tế…
Bên cạnh đó, việc sửa đổi cần tính toán được sự ảnh hưởng, cố gắng hạn chế sự thay đổi các luật liên quan. Về nội dung, cần xác định đây là lần sửa đổi toàn diện Bộ Luật, do vậy cần nghiên cứu kỹ các nội dung, cốt lõi tập trung vào các nhóm nội dung lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động cần sửa đổi.
Về công tác tuyên truyền, Bộ trưởng đề nghị cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng, có định hướng và trọng tâm nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội. Trên cơ cở các ý kiến đóng góp của cuộc họp lần thứ nhất này, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, bố trí làm việc với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan; lắng nghe các nghiệp đoàn, các nhà đầu tư lớn…đặt bài một số chuyên gia am hiểu về Bộ Luật Lao động để lấy thêm ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Bộ Luật được toàn diện…
Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 9/2018, sẽ họp Ban soạn thảo và tổ biên tập, hội thảo tham vấn lấy ý kiến hoàn thiện tài liệu trong hồ sơ Dự án Bộ luật Lao động. Tháng 9/2018, đăng website và lấy ý kiến chính thức giao cho các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương. Tháng 11/2018, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tháng 1, 2/2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Tháng 3/2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tháng 5/2019 trình Quốc hội cho ý kiến Tháng 6 – 8 tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Tháng 10/2019 trình Quốc hội thông qua. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Chính sách 24/01/2025 15:11
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00