--> -->

Sự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung quy định đặc thù

Kế thừa quy định tại Luật Thủ đô năm 2012 và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được xây dựng đã quy định theo hướng đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thành phố được chủ động ban hành thêm một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà ở trên địa bàn Thủ đô.
Phát triển nhà ở theo dự án để quản lý xây dựng theo quy hoạch Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Trần Tiến Dũng vừa đồng chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành, đơn vị về góp ý các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) liên quan tới vấn đề đất đai, môi trường, nhà ở.

Sự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung quy định đặc thù
Toàn cảnh cuộc họp góp ý các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) liên quan tới vấn đề đất đai, môi trường, nhà ở.

Theo đó, dự thảo Luật quy định việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô, bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Việc san lấp, cải tạo sông, hồ, ao suối, đầm bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.

Quy định này nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch; thực hiện các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch.

Dự thảo Luật cũng phân quyền cho Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định: Vùng phát thải thấp cho Thủ đô và Vùng Thủ đô; các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỷ lệ xanh trong xây dựng đô thị trên địa bàn Thủ đô; chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi và lộ trình thực hiện đối với cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỷ lệ xanh trong xây dựng đô thị; các yêu cầu riêng về bảo vệ môi trường làng nghề; biện pháp ưu đãi đầu tư thu gom, xử lý rác thải liên xã, liên huyện …
Đồng thời, quy định về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, sử dụng quá tải; bệnh viện, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu vực nội đô lịch sử, đô thị trung tâm không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bổ sung một số quy định đặc thù

Về nhà ở, trên cơ sở quy định tại Điều 16 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật bổ sung một số quy định mang tính chất đặc thù về phát triển nhà ở trên địa bàn Thủ đô. Theo đó, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp phải tuân thủ quy hoạch được phê duyệt bảo đảm hài hòa lợi ích giữ Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, các yêu cầu đặt ra trong việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô phải đảm bảo: Định hướng phát triển nhà ở theo mô hình căn hộ chung cư phù hợp điều kiện đất đai, dân cư Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ quỹ nhà ở xã hội theo quy định và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt đối với tất cả các dự án được quy hoạch xây dựng nhà ở cao tầng, thấp tầng, nhà ở biệt thự; các khu đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật; bố trí quỹ đất tương ứng 20% đất ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thay thế ở vị trí khác trên cơ sở đề xuất quỹ đất thay thế; cho phép nộp tiền tương ứng với quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha đến 10 ha...

Bổ sung một số quy định đặc thù về phát triển nhà ở trên địa bàn Thủ đô
Cần cơ chế đặc biệt để phát triển nhà ở cho Thủ đô.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng phân quyền cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội trong việc ban hành một số chính sách, biện pháp liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý, phát triển nhà ở.

Góp ý tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đề nghị cần cụ thể hóa các quy định về cơ chế thu hút đầu tư các dự án xử lý chất thải; thống nhất khái niệm “vùng phát thải thấp” với khái niệm “vùng bảo vệ nghiêm ngặt” và “vùng hạn chế phát thải” đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, đề nghị rà soát quy định về xử lý chất thải rắn, làm rõ các ưu đãi đầu tư thu gom, xử lý rác thải liên xã, liên huyện trên địa bàn Thủ đô và Vùng Thủ đô; các quy định về quản lý, sử dụng đất đai cần tránh trùng lặp với quy định tại dự thảo Luật Đất đai…

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh tới tính khả thi, đặc thù của các cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô. Theo Thứ trưởng, cần thống nhất các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực cụ thể; phân cấp, phân quyền đảm bảo phù hợp và đánh giá tác động đầy đủ để huy động được các nguồn lực khác nhau để khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố…

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá việc sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường, giảm phát thải, quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà ở là phù hợp với sự phát triển của đất nước và thực tiễn đặt ra với Thủ đô. Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, cần tận dụng tối đa các quy định thuận lợi tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), rà lại các quy định tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đánh giá tác động để đảm bảo các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô sẽ mang lại tác động tích cực, không trùng lắp. Quy định phân cấp, phân quyền cần đảm bảo khả thi, phù hợp năng lực, có các điều kiện cụ thể để tạo thuận lợi trong quản lý nhà nước…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có hướng dẫn thủ tục cấp phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sở hữu) nhằm tạo thuận lợi cho người dân sau khi hợp nhất và hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp.
Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã có nhiều biến động rõ rệt và đáng chú ý, phản ánh một giai đoạn chuyển mình với cả cơ hội và thách thức đan xen. Theo báo cáo mới công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường đang trong giai đoạn phục hồi và định hình lại với những xu hướng mới, buộc các chủ thể trong ngành cần sẵn sàng thích ứng và chủ động điều chỉnh chiến lược.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

Trong quý II/2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư cho 14 dự án nhà ở với tổng diện tích hơn 309.560,2 m², tổng mức đầu tư hơn 15.387,4 tỷ đồng.
Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động