--> -->

Sử dụng đất và quy hoạch đất

Thực tế cho thấy, trong hơn 10 năm qua, khiếu kiện liên quan đến vấn đề đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, đa phần đều xuất phát từ công tác quy hoạch, chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng. Vì vậy, các chuyên gia, người dân kỳ vọng việc tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai tới đây sẽ chấm dứt được tình trạng này.
Các loại thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các tháng cuối năm 2021 sẽ được miễn, giảm ra sao? Sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững Thời điểm thực hiện quyền của người sử dụng đất không có sổ đỏ

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về Quy hoạch Sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch Sử dụng đất 5 năm 2021-2025. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV (khai mạc sáng 20/10 tới).

Theo Tờ trình của Chính phủ, chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa của cả nước đến năm 2030 là 3.568.480 ha, giảm 348.770 ha so với năm 2020 (trong đó, đất chuyên trồng lúa nước còn 3.001.430 ha, giảm 174.770 ha). Cơ quan thẩm tra (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) nhận xét, chỉ tiêu này đã đáp ứng yêu cầu quy hoạch giữ ổn định 3,5 triệu héc-ta đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho 104 triệu người theo dự báo dân số đến năm 2030.

Sử dụng đất và quy hoạch đất
(Ảnh minh họa: TTXVN)

Đáng chú ý là, Chính phủ đề xuất, trong số 3,568 triệu héc-ta đất trồng lúa, có thể cho phép quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng linh hoạt với diện tích khoảng 300.000 ha, nhưng được bảo vệ, không làm thay đổi tính chất, các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại.

Trước khi Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch Sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch Sử dụng đất 5 năm 2021-2025 và sẽ xem xét sửa đổi Luật Đất đai tới đây cần tiếp tục làm rõ hai nhóm vấn đề.

Thứ nhất, quy hoạch đất đai thế nào để đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo Việt Nam phải là một trong những “cường quốc” nông nghiệp của thế giới. Cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan nên rà soát việc quy hoạch hệ thống sân golf và cấp phép xây dựng sân golf. Vì theo ý kiến một số chuyên gia, số lượng sân golf như hiện tại đã tương đối nhiều.

Xét trong bối cảnh ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, đất rừng và bảo vệ môi trường có nhất thiết cấp phép quá nhiều sân golf hay không? Cạnh đó, dẫu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thế nào chúng ta nên cân nhắc quy hoạch sử dụng đất theo yếu tố vùng, trên cơ sở giữ lại tối đa đất phì nhiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chỉ lập quy hoạch làm công nghiệp ở những nơi không có lợi thế về nông nghiệp.

Thứ hai, về vấn đề quy hoạch. Dù luật quy định, đối với quy hoạch tổng thể do Chính phủ ban hành, thì những quy hoạch thuộc địa phương quản lý thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng quy trình đúng, nhưng cách làm lại ngược dẫn đến khiếu kiện.

Ví dụ, một mảnh đất có quy mô 5-30 ha ở địa phương ven biển, người dân đang thực hiện nghĩa vụ trồng rừng chắn sóng và sản xuất nông nghiệp. Một ngày có một doanh nghiệp đến và thấy rằng mảnh đất này có tiềm năng làm du lịch. Thế là doanh nghiệp đó, báo cáo chính quyền địa phương, đề xuất phương án đầu tư… làm thủ tục rồi tỉnh mới ban hành quy hoạch chi tiết. Trong khi đó, lẽ ra địa phương đó, căn cứ vào thực tế (vị trí địa lý, tiềm năng) chỉ đạo các ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch (thậm chí thuê tư vấn) lập quy hoạch phân khu.

Hoàn thiện xong mới tiến hành mời gọi đầu tư. Nghĩa là chính quyền địa phương phải là người lập quy hoạch, chào mời, kêu gọi đầu tư… còn bổn phận của doanh nghiệp là xem có hợp để đầu tư hay không mà thôi. Làm như vậy, sẽ góp phần minh bạch hóa chính sách và không để xảy ra khiếu kiện về đất đai.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động