--> -->

Số hóa công tác lễ hội ở Thủ đô

Mùa lễ hội tại Thủ đô Hà Nội năm 2025 đang diễn ra rộn ràng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân trong dịp đầu Xuân Ất Tỵ. Năm nay, ghi nhận không chỉ có sự phục hồi mạnh mẽ của các giá trị văn hóa bản địa mà còn thành công đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số, tạo nên diện mạo mới cho các lễ hội.
Cập nhật tiêu chí môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại Hà Nội Lễ hội chùa Hương: Văn minh hơn nhưng vẫn còn "hạt sạn" cần xóa bỏ

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào đầu năm. Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội) cho biết: Năm 2024, thành phố có tổng số 1.661 lễ hội được đăng ký tổ chức. Năm 2025, có 1.504 lễ hội được đăng ký.

Số hóa công tác lễ hội ở Thủ đô
Lễ hội đền Sái tại xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh).

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều lễ hội truyền thống lớn có sức hút hàng vạn người đã và đang được tổ chức như: Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (quận Đống Đa); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn); lễ hội Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); lễ hội Cổ Loa và lễ hội đền Sái (huyện Đông Anh); lễ hội đền Và (thị xã Sơn Tây); lễ hội Tản viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì); lễ hội Bia Bà (quận Hà Đông)…

Lễ hội đền Sái tại xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) đã gây ấn tượng mạnh với nghi thức cốt lõi - tục "rước vua giả" - thu hút đông đảo người dân và khách tham quan. Đoàn rước di chuyển từ đình làng Thụy Lôi đến đền Sái, vượt qua chặng đường khoảng vài cây số trong bầu không khí tưng bừng, sôi động, tạo nên niềm phấn khởi đặc trưng của những ngày đầu xuân

Không khí náo nhiệt với tiếng reo hò vang dội khi hàng nghìn người tụ tập quanh đoàn rước trang nghiêm của kiệu vua, chúa và võng lọng quan. Nghi lễ này được thực hiện nhằm tôn vinh và tưởng nhớ công đức vua An Dương Vương - người đã cho xây dựng thành Cổ Loa thuở xa xưa.

Trong khi đó, Lễ hội Gióng đền Sóc là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung

Mùa lễ hội năm nào Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc cũng thu hút hàng chục vạn người dân, phật tử từ khắp nơi tụ hội.

Lễ hội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng - người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng đánh giá, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương ngày càng đi vào nền nếp. Nhiều "điểm nóng" đã dần hạ nhiệt, đẩy lùi tiêu cực, đặc biệt tại các lễ hội lớn như chùa Hương, hội Lim, hội Gióng đền Sóc, Lễ hội khai ấn đền Trần...

Có được chuyển biến này nhờ hàng loạt giải pháp đảm bảo an toàn, lành mạnh, văn minh lễ hội đã được chính quyền các địa phương, Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội triển khai nghiêm túc theo quy định.

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống đứng trước những tác động của quá trình đô thị hoá đã dẫn đến thay đổi lớn trong lối sống của người dân và tác động không nhỏ tới không gian thực hành di sản.

Thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội "Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025" và Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Điểm sáng trong bức tranh lễ hội những năm gần đây là sự chuyển biến rõ nét trong việc tôn vinh và lan tỏa các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Năm 2023, nghi thức rước kiệu Đức Thánh Láng tại Hội chùa Láng đã được phục dựng sau 70 năm gián đoạn, thu hút hàng vạn người tham gia, tạo nên khối đại đoàn kết giữa các cộng đồng và góp phần làm sống lại nghi thức sinh hoạt văn hóa của người dân vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Nhiều lễ hội vẫn giữ nguyên được truyền thống giao hảo, kết chạ có từ hàng trăm năm như Hội đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm), Hội năm làng Mọc (quận Thanh Xuân), và Lễ hội kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai (quận Nam Từ Liêm).

Đây không chỉ là hoạt động văn hóa mà còn là cầu nối tinh thần giữa các thế hệ, góp phần giáo dục nhân cách và đạo đức, như trường hợp Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) đã duy trì giá trị suốt hơn hai thế kỷ.

Song song với việc bảo tồn giá trị truyền thống, công tác ứng dụng chuyển đổi số tại các lễ hội đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Mùa lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 đã chứng kiến nhiều đổi mới ấn tượng nhờ ứng dụng công nghệ.

Tại chùa Hương, Ban Tổ chức lễ hội đã số hóa các dịch vụ thông qua việc sử dụng vé điện tử tích hợp phí thắng cảnh, dịch vụ thuyền, đò thông qua mã QR. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho du khách mà còn góp phần đẩy lùi tình trạng cò mồi, nâng giá dịch vụ.

Tại phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ cũng đã áp dụng công nghệ số trong dịch vụ trông giữ xe, bán hàng, hướng tới việc không dùng tiền mặt. Du khách chỉ cần sử dụng mã quét QR để thanh toán, tìm hiểu thông tin về giá trị lịch sử tại di tích, giúp Ban Quản lý kiểm soát được lượng du khách, quản lý giá dịch vụ và nguồn thu hiệu quả

Cụm di tích đình - chùa Hà (quận Cầu Giấy) cũng áp dụng mã QR trước cửa ra vào để người dân và du khách thuận tiện tìm hiểu thông tin về di tích và lễ hội.

Với sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và cộng đồng, lễ hội truyền thống Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, kết nối cội nguồn mà còn trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới.

Bùi Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì (Hà Nội) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Khí thế mới ở Nam Phù

Khí thế mới ở Nam Phù

Hướng tới Đại hội Đảng các cấp, tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo và khát vọng xây dựng chính quyền phục vụ đang lan tỏa trong mỗi cán bộ, đảng viên và người dân xã Nam Phù.
Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Những ngày tháng Bảy, trên khắp các địa phương ngoại thành Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã và đang được triển khai nhằm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó, chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí được tổ chức rộng khắp, không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Thượng Phúc đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 150 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã.
Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động