-->

Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu?

Thực trạng sinh viên học tập lơ là, sa sút, thậm chí bị đình chỉ học tập giữa chừng đang trở thành nỗi lo và gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nam sinh ném thùng rác vào cô giáo bị đuổi học một tuần
Có hay không việc học sinh bị đuổi học vì không ăn bán trú?

Sáng 2-12, bà H. từ Long An tìm đến Trường ĐH Nông Lâm TP HCM hỏi xem cậu con trai tên T. (sinh viên năm 4 ngành công nghệ thông tin) có đi học hay không vì gia đình được nhà trọ thông báo 3 tuần nay, T. không về phòng. Tại Phòng Công tác sinh viên, bà H. được thông báo T. vẫn đi học nhưng kết quả rất kém, có nguy cơ bị đình chỉ.

Càng học càng sa sút

Bà H. cho biết trong 2 năm đầu là sinh viên, T. đến trường rồi về nhà mỗi ngày. Thấy quãng đường đi học xa quá nên từ năm 3, T. được cha mẹ cho ở trọ gần trường và cung cấp mỗi tháng 2,4 triệu đồng. Mỗi tuần, T. vẫn về nhà và khi cần thì gia đình vẫn liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên, do không yên tâm với việc học của con, bà H. tìm đến trường và vô cùng thất vọng khi biết T. đã bị cảnh báo lần 1 vào ngày 28-10 do có điểm trung bình học kỳ 2 (năm học 2014-2015) là 0,4 vì đăng ký học 4 môn nhưng rớt 3. Theo Phòng Công tác sinh viên, học kỳ nào T. cũng phải học lại khoảng 2 môn.

Sinh viên thiếu động lực học tập trên giảng đường cũng có nguyên nhân do vào ĐH không đúng nguyện vọng
Sinh viên thiếu động lực học tập trên giảng đường cũng có nguyên nhân do vào ĐH không đúng nguyện vọng

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết có khá nhiều sinh viên sa sút trong học tập dẫn đến bị cảnh cáo và đình chỉ học tập. “Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như có em lao vào làm thêm kiếm tiền mà quên học tập nhưng chủ yếu là ham chơi, nghiện game…” - TS Lý nói.

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng so với trước kia, số sinh viên có ý thức nghiêm túc, học thật, học để lập thân, lập nghiệp giảm; ngược lại, số sinh viên không có tinh thần học tập tăng. Nguyên nhân chính là do các em quá sa đà vào ăn nhậu, nghiện game, số khác lại sa vào việc buôn bán, kinh doanh đa cấp mà không xác định được nhiệm vụ chính của mình là học. Theo ông Đức, nếu sinh viên không tập trung học tập ngay từ đầu thì rất dễ bị sa sút trong học tập, từ đó dẫn đến phải học lại. “Khi sinh viên trượt dài trên con đường này thì nguy cơ bị đình chỉ học là hoàn toàn có thể” - ông nhận định.

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, năm 2012 có 275 sinh viên bị buộc thôi học, năm 2014 có 249 sinh viên, năm 2015 có 100 sinh viên, đỉnh điểm là năm 2013 khi nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên.

Trung bình mỗi năm học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học. Trong đó, hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học (gồm hơn 100 sinh viên hệ ĐH, còn lại là sinh viên CĐ và CĐ nghề); Trường ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi năm cũng có gần 400 sinh viên bị buộc thôi học; Trường ĐH Nông Lâm TP HCM buộc thôi học gần 300 sinh viên…

Không thể quản lý kiểu phổ thông

Ở Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech), năm nào cũng phải xử lý một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông, cho biết số này lên tới vài trăm em, nhà trường đã phải sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết như tổ chức bộ phận giám thị làm công tác ổn định tại các lớp học; thậm chí, nhờ công an hỗ trợ khi cần giải quyết với những sinh viên cá biệt, ý thức kém và lôi kéo sinh viên khác.

Theo đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhiều giáo viên phải tạm dừng lớp học để những sinh viên chăm chỉ, có ý thức học tập thuyết phục bạn bè tập trung học tập. Trường cũng thông báo rộng rãi cho sinh viên biết trước đề thi kết thúc môn sẽ dàn trải chứ không tập trung vào một vài nội dung để các em không học đối phó. Trong trường hợp không thuyết phục được sinh viên, trường phải dùng cả biện pháp mạnh là đình chỉ học tập dù đây là điều không ai mong muốn.

PGS- TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết năm nào trường cũng tổ chức buổi sinh hoạt với các tân sinh viên để giúp các em định hình việc học tập ở môi trường ĐH khác với bậc phổ thông như thế nào, từ đó chủ động trong học tập. Trường cũng tổ chức bộ phận hỗ trợ sinh viên khi các em gặp khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng thường các sinh viên ĐH không chịu sự quản lý trực tiếp của gia đình và nhà trường cũng không thể quản lý các em như ở cấp phổ thông.

“Tôi từng chứng kiến một phụ huynh đến trường quỳ lạy xin cho con được tiếp tục học tập. Vì vậy, đối với một gia đình khi có con em bị buộc thôi học là một điều thật khủng khiếp và hệ lụy của nó đôi khi còn tác động tiêu cực đến xã hội” - PGS-TS Đỗ Văn Dũng nói.

Thiếu động cơ học tập

Ở Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, 2 năm trở lại đây, ý thức học tập của sinh viên đã giảm sút rất nhiều. Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây không phải là vấn đề của vài trường hợp cá biệt mà đã trở thành số đông. Có những tiết, sinh viên không tập trung nghe bài giảng mà nói chuyện riêng. Khi giáo viên mời ra ngoài thì có tới nửa lớp đứng dậy khiến tiết học phải tạm dừng. Nhà trường đã tìm hiểu xem có phải do giáo viên lên lớp quá buồn tẻ, nhàm chán khiến sinh viên chán học nhưng xem ra không phải. Nguyên nhân chính là do các em thiếu động cơ học tập. “Đôi khi chúng tôi nghĩ các em vào ĐH không phải cho bản thân mình mà là cho cha mẹ hoặc vào ĐH để “né” thực hiện nghĩa vụ quân sự...” - ông Chung lý giải.

Theo Huy Lân/nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động