Siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp biến
Công ty VietFocus có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trá hình ? | |
42 năm tù cho các đối tượng kinh doanh đa cấp |
Tăng tính răn đe
Sau khi hàng loạt các công ty KDĐC bị cơ quan công an xử lý vì hành vi lừa nhiều người mới thấy rằng, các công ty đa cấp liên tiếp có các chiêu trò lừa đảo mới hòng dẫn dụ nạn nhân sập bẫy. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bán hàng đa cấp tuyệt đối không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, công dụng của hàng hoá, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia. Tuy nhiên trên thực tế, người bán hàng đa cấp thường hay thổi phồng chất lượng sản phẩm với mục đích bán được nhiều hàng và lôi kéo thêm người tham gia mô hình đa cấp.
Ảnh minh họa |
Để quản lý chặt hơn nữa hoạt động KDĐC, đồng thời hạn chế tối đa các nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo biến tướng từ mô hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định rất rõ các nội dung xử phạt hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp. Cụ thể, thương nhân bán hàng đa cấp trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Qua nhiều vụ án liên quan đến các công ty KDĐC bị cơ quan công an đưa ra ánh sáng, có thể thấy thủ đoạn của chúng là đánh vào lòng tham của người tham gia. Nạn nhân trước lừa nạn nhân sau mà đa phần là người thân của họ. Làm giàu thật nhanh, dễ dàng mà không mất công sức gì luôn là câu mở đầu được những thủ lĩnh “tẩy não” cho các “tân binh” khi gia nhập mạng lưới này. |
Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạt tiền gấp hai lần đối với hành vi nêu trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cung cấp thông tin hàng hóa không không chính xác bị phạt 1- 3 triệu đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên theo quy định; không xuất trình thẻ thành viên khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng; không cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp theo quy định khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp nộp tiền đặt cọc bị phạt 3 - 5 triệu đồng
Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có hành vi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp.
Gìn giữ môi trường kinh doanh lành mạnh
Qua nhiều vụ án liên quan đến các công ty KDĐC bị cơ quan công an đưa ra ánh sáng, có thể thấy thủ đoạn của chúng là đánh vào lòng tham của người tham gia. Nạn nhân trước lừa nạn nhân sau mà đa phần là người thân của họ. Làm giàu thật nhanh, dễ dàng mà không mất công sức gì luôn là câu mở đầu được những thủ lĩnh “tẩy não” cho các “tân binh” khi gia nhập mạng lưới này.
Không thể phủ nhận rằng, để làm được điều đó, các nhân viên tập đoàn đa cấp rất có tài ăn nói, rất biết thuyết phục người khác nhằm mở rộng tối đa mạng lưới KDĐC. Nói một cách công bằng, bán hàng đa cấp bản chất là một phương thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại và rất phát triển, nhưng khi mô hình kinh doanh này được áp dụng ở Việt Nam thì bị nhiều công ty biến tướng núp bóng KDĐC để bán hàng kém phẩm chất hoặc vươn “vòi bạch tuộc” huy động vốn của nhiều người và tất yếu sẽ bị cơ quan chức năng xử lý.
Theo luật sư Trần Đại Dương (Đoàn Luật sư Hà Nội), về mặt định nghĩa, KDĐC, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng là “việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau” (theo Điều 3 - Luật Cạnh tranh 2005). Theo lý thuyết, người tham gia sẽ vừa là khách hàng của công ty (bước đầu tham gia), vừa là một thành viên của công ty đó (sau khi đã tham gia). Hưởng lợi của người tham gia là từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được (do bản thân mình hoặc người ở tuyến dưới).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam, nhiều công ty đa cấp đã bị cơ quan công an xử lý thì họ không quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mà chỉ giỏi trong việc đánh vào lòng tham của nhiều người. Họ không giới thiệu về sản phẩm mới hay các tính năng ưu việt mà quan trọng nhất là phần giới thiệu về các “tấm gương” trở nên giàu có nhanh chóng sau khi vào công ty được vài tháng. Những “gương sáng” ấy là những người ở quê ra tỉnh, họ nhanh chóng trở thành những người thành đạt trong xã hội với mức thu nhập lên tới vài nghìn USD một tháng.
“Xét ở khía cạnh khái niệm, nếu công ty KDĐC nào cũng tuân thủ đúng theo định nghĩa này thì đã không có chuyện gì để nói. Quan trọng là giữa lý thuyết và thực tế là cả một khoảng cách xa vời. Nếu các công ty KDĐC chỉ cạnh tranh với nhau về giá và chất lượng sản phẩm chứ không phải là việc kiếm lợi nhuận từ những người tham gia đa cấp thì đây cũng là một loại hình kinh doanh bình thường. Những quy định mới sửa đổi bổ sung tăng mức xử phạt hành chính chắc chắn sẽ có tác dụng. Thế nhưng, đạo đức của người kinh doanh mới đóng vai trò quyết định” - luật sư Dương chia sẻ.
Cũng theo luật sư Trần Đại Dương, lợi nhuận của nhiều công ty KDĐC ở Việt Nam không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia bán hàng đa cấp. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa KDĐC ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Chính vì thế, người dân cần cẩn trọng khi quyết định tham gia vào mô hình bán hàng đa cấp.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Tin nóng 23/01/2025 20:43
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Tin nóng 23/01/2025 20:10
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết
Tin nóng 23/01/2025 13:42
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Tin nóng 23/01/2025 10:23
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Tin nóng 22/01/2025 23:39
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Tin nóng 22/01/2025 14:15
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"
Tin nóng 19/01/2025 20:09
Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường
Tin nóng 19/01/2025 07:50
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu
Tin nóng 18/01/2025 18:48
Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên
Tin nóng 17/01/2025 18:41