--> -->

Sẽ có 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông trong năm nay

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2024, sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024).
Cảnh báo hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino tăng tần suất Miền Bắc ngày nắng nóng, cần đề phòng hiện tượng thời tiết cực đoan Hà Nội: Chủ động các phương án để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan
Sẽ có 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông trong năm nay
Nắng nóng cực đoan, gây hạn hán nặng. (Ảnh minh họa).

Thời tiết cực đoan, khắc nghiệt

Nhiệt độ trung bình 4 tháng đầu năm 2024 tại các khu vực trên cả nước đều cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,5 độ C. Riêng trong tháng 4, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ cao hơn từ 3,1-3,6 độ C. 110/186 trạm quan trắc trên cả nước đã ghi nhận giá trị nhiệt độ cao nhất ngày vượt giá trị lịch sử, đặc biệt tại Đông Hà (Quảng Trị), nhiệt độ ngày 28/4 đo được là 44,0 độ C, đây là mức cao nhất từ năm 1976 đến nay tại Quảng Trị. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cũng đã xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài.

Bên cạnh đó, xuất hiện rất nhiều mưa dông kèm mưa đá, tính đến ngày 7/5 trên cả nước có 72 trận mưa đá, trong đó tỉnh Nghệ An là tỉnh có số lần xảy ra mưa đá nhiều nhất trên cả nước, với 11/72 trận mưa đá; mưa đá, lốc sét và gió giật mạnh đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường.

Dòng chảy trên các sông, hồ chứa khu vực Bắc Bộ phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 30-60%, thiếu hụt nhiều trên sông Thao và sông Lô từ 50-60%, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 25-50%.

Xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ trong mùa khô năm 2023 - 2024 đã đến sớm và gay gắt hơn TBNN và năm 2022 - 2023. Các đợt xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua đã gây ra tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ tại một số khu vực chưa có điều kiện tiếp cận nguồn cấp nước, tập trung tại một số tỉnh ven biển.

Hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính. Dự báo có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong các tháng cuối năm 2024. Biến đổi khí hậu từ nay đến cuối năm tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan, nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc, mưa đá hơn mức bình thường vào nửa đầu năm và mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều, tập trung vào nửa cuối năm. Đây là kịch bản tác động khá giống với hình thái diễn biến ENSO năm 2020.

Sẽ có 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông trong năm nay
Năm nay sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. (Ảnh minh họa).

Xu thế thời tiết cuối năm

Nhận định xu thế thiên tai từ tháng 6 đến hết năm 2024, nắng nóng gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN trong tháng 7-8/2024, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối tháng 8 ở Bắc Bộ, và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ. Khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ từ tháng 5-8/2024, tập trung tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Dự báo có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9 - 11/2024).

Thời gian mưa lớn xuất hiện chính ở Bắc Bộ là từ tháng 7 - 9/2024, ở Trung Bộ từ tháng 9 - 11. Mưa lớn cục bộ với cường suất lớn từ 50 - 100mm, trong 3-6 giờ, có khả năng xuất hiện nhiều trong thời gian tới, đề phòng gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị. Đặc biệt, cảnh báo kịch bản La Nina tác động vào nửa cuối năm 2024, có thể xuất hiện các đợt mưa tập trung nhiều trong các tháng cuối năm 2024 tại khu vực Trung Bộ.

Lưu vực sông Bắc Bộ: Đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động (BĐ) BĐ1 - BĐ2, cao hơn năm 2023 và thấp hơn TBNN. Các đợt lũ phổ biến xuất hiện từ tháng 7-9/2024.

Lưu vực sông Trung Bộ, Tây Nguyên: Đỉnh lũ ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An, Hà Tĩnh) ở mức BĐ1 - BĐ2; hạ lưu các sông chính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa ở mức BĐ2 - BĐ3, các sông ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận ở mức trên BĐ2.

Lưu vực sông Nam Bộ: Mùa lũ 2024 trên sông Mê Công xuất hiện tương đương TBNN. Đỉnh lũ năm 2024 ở đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở mức BĐ1; đỉnh lũ tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức BĐ2 - BĐ3 và trên BĐ3.

Dự báo ven biển Đông Nam Bộ có 3 đợt triều cường cao, vào các ngày 18 - 23/9, 16 - 22/10, 12 - 20/11 và 12-18/12. Trong đó, đợt triều cường ngày 16 - 22/10 và 12 - 20/11, mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3m. Nguy cơ cao ngập úng khu vực trũng thấp và vùng ngoài đê bao nhất là khi trùng với thời gian gió chướng hoạt động mạnh tại khu vực. Trong tháng 7-8/2024, ven biển các tỉnh Tây Nam Bộ có khả năng xuất hiện 1-2 đợt nước biển dâng bất thường kèm theo sóng lớn gây sạt lở đê biển, nhất là tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau.

Như vậy, trong nửa đầu mùa mưa bão, thiên tai sẽ tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và với kịch bản La Nina xuất hiện, bão sẽ tập trung nhiều vào giai đoạn cuối năm, nhiều bão hình thành trên Biển Đông và tác động nhanh hơn đến đất liền vào nửa cuối của năm. Mưa lớn, bão, ngập lụt và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 có dấu hiệu tương tự với mùa mưa bão năm 2020.

T.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cập nhật về tình hình bão số 3 với nhiều cảnh báo mưa lớn và gió giật mạnh tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Cảnh báo dông lốc khu vực phía Nam thành phố Hà Nội chiều tối ngày 20/7

Cảnh báo dông lốc khu vực phía Nam thành phố Hà Nội chiều tối ngày 20/7

Cơ quan khí tượng đã cảnh báo khả năng xuất hiện mưa giông ở Hà Nội trong chiều tối ngày 20/7.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.
Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động