Hà Nội: Chủ động các phương án để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan
Chiều nay (26/5), tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thông tin về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố năm 2020.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 5 tháng đầu năm 2020, Hà Nội có nhiều điểm phức tạp với nền nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1,5 độ C. Đặc biệt, trong tháng 3 và tháng 4 nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,6 đến 3,0 độ C. Tổng lượng mưa tháng phổ biến cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thông tin tại hội nghị |
Bên cạnh đó có 15 đợt không khí lạnh, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực thành phố Hà Nội. Nhất là không khí lạnh mạnh kết hợp với hội tụ gió trong đới gió Tây trên cao khu vực thành phố Hà Nội từ ngày 24 đến 25/1 có mưa vừa, mưa to và dông. Có 2 đợt nắng nóng; cụ thể, đợt 1 ngày 9-10/5 và 20-21/5 có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ có nơi cao hơn 40,9 độ tại khu vực Hà Đông.
Theo ông Sơn, tình hình thời tiết thủy văn năm 2020 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, nắng nóng gay gắt, bão mạnh; mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn gây ngập úng cục bộ tại các đô thị, vùng trũng thấp; lũ lớn, lũ muộn… ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân.
Ông Sơn cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, các cơ quan, đơn bị kiện toàn các tổ chức phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị mọi điều kiện đảm bảo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả với mọi diễn biến thiên tai có thể xảy ra.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các Công ty Thủy lợi tiến hành điều tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn thành phố; quy trình tích nước và vận hành; các vấn đề hư hỏng, sự cố được đầu tư tu sửa nhằm đảm bảo an toàn cho các hồ chứ trong mùa lũ năm 2020. Xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2020.
Để ứng phó bão mạnh, lốc tố làm gãy, đổ hệ thống cây xanh trong mùa mưa bão, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, duy tu, duy trì cây xanh sẽ huy động lực lượng, phương tiện thực hiện giải tỏa 24/24 giờ ngay khi nhận được thông tin cây gãy, đổ do mưa bão. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức ứng trực 100% quân số, phương tiện khi có mưa, bão lớn; bảo đảm giao thông lưu thông được nhanh nhất và trồng cây thay thế sau 10 ngày.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Thoát nước Hà Nội cũng triển khai kế hoạch khơi thông công rãnh, nạo vét các tuyến mương, kênh dẫn, cống ngầm, cống ngang tăng cường khả năng tiêu thoát úng và xây dựng kế hoạch tiêu cục bộ ở những điểm thường xuyên úng ngập. Các doanh nghiệp thuỷ lợi tập trung tu sửa máy móc, thiết bị vận hành 100% các trạm bơm tiêu úng và đầu tư tu sửa các công trình thủy lợi nội đông, tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông nội đồng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, năm 2020, ngành đã tiến hành rà soát, xác định 4 trọng điểm đê điều với 12 vị trí xung yếu cần được bảo vệ; Đồng thời đã xây dựng phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm trình Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên cơ sở được phê duyệt, Sở đã có phân công các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó phòng, chống thiên tai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25