Sắp trở thành di tích Quốc gia đặc biệt
Địa điểm lễ nhận Quốc thư đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia | |
Hà Nội có thêm 2 di tích được xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt” |
Theo lý lịch di tích của Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội, đình So được xây dựng với niên đại khoảng thế kỷ XVII, thờ ba anh em họ Cao đã có công phù giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và đã trở thành những vị thần linh thiêng của làng. Nhân dân làng So xưa kia và ngày nay thờ các thần để tưởng nhớ công lao với dân với nước và cầu mong các thần phù hộ cho dân làng bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Cổng đình So. Ảnh: Nguyễn Văn Vũ. |
Chính vì thế, đình So mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của từng thời kỳ lịch sử. Sự hòa quyện giữa hai yếu tố di tích và không gian cảnh quan tạo nên nét riêng khác cho di tích đình So. Ngôi đình nhìn hướng Đông nằm trên thế đất hình con Rùa, phía trước có hồ nước bán nguyệt tạo yếu tố tụ phúc tụ thủy, phía sau là đồi Vĩ Quy làm thế tựa thế tỳ, phía Nam có đồi Phượng tạo thế tay vịn. Về bố cục tổng thể đình So nằm trong sự chuyển tiếp từ ngôi đình có bố cục chữ “Nhất” sang kiểu chữ “Đinh”, chữ “Công” rồi sang kết cấu “Nội công ngoại quốc”.
Ngôi đình có kết cấu kiến trúc dân gian truyền thống nhưng được xây dựng khá công phu. Ngoài nền đá được giữ lại khá tốt và nguyên vẹn, kết cấu sàn đình còn lại rất chắc khỏe tạo cho ngôi đình một nét riêng khác tiêu biểu. Công trình được kết cấu khung chủ yếu bằng chất liệu gỗ nhưng xen vào đó có cả chất liệu đá. Hệ mái làm theo phong cách truyền thống toàn bộ bằng ngói mũi hài.
Tất cả các cấu thành đó tạo nên quần thể kiến trúc tín ngưỡng khá hoàn chỉnh và độc đáo của di tích. Đình So hiện nay còn lưu giữ được các di vật có giá trị tiêu biểu như: Hai tấm bia nói về quá trình xây dựng và các đợt trùng tu đình, hệ thống tảng kê chân cột tạc theo kiểu hoa sen có trong Đại đình. Đôi rồng đá được chạm khắc tỉ mỉ đặt ở hai bên bậc lên dẫn vào Đại đình, bộ kiệu bát cống được tạo tác rất công phu cũng là một điểm nhấn trong hệ thống các di vật có trong đình So. Ngoài ra còn có các di vật gỗ, đồng, vải vẫn được thờ tự và bảo quản tại đình.
Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại đình So từ trước đến nay đều liên quan đến tục thờ Thành hoàng. Trong năm, hoạt động tín ngưỡng quan trọng nhất là ngày hội làng. Đây là dịp để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng, đồng thời cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa cộng đồng.
Lễ hội đình làng ngày nay được tổ chức trong thời gian 3 ngày từ 8 đến 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ thì phần hội ở đây cũng được diễn ra khá sôi động, các trò chơi và diễn xướng dân gian gồm có: Cờ người, bắt trạch trong chum, bắt dê… tại sân đình. Các trò chơi này được các chức dịch trong làng phân công người quản lý và chỉ đạo cuộc chơi.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, lễ hội, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật… như đã điểm qua ở trên, đình So đã đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương trong các tour du lịch văn hóa tâm linh và lịch sử. Hiện nay, đình So được chính quyền và nhân dân địa phương hết sức quan tâm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương nói riêng, du khách Hà Nội và cả nước nói chung.
Ông Nguyễn Đức Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, địa phương đã thành lập Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa và Ban khánh tiết đình So nhằm tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn hiểu rõ được ý nghĩa to lớn của di tích; tham mưu, xây dựng các kế hoạch bảo vệ, bảo quản, sử dụng và phát huy giá trị của di tích… Theo đánh giá của các chuyên gia và nhà khoa học, các hạng mục kiến trúc hiện nay của di tích đang được sử dụng đúng mục đích và được bảo quản khá tốt. Các di vật thường xuyên được bao sái, sơn thếp đảm bảo yếu tố mỹ thuật, nghệ thuật của từng hiện vật. Những di vật quí hiếm như sắc phong được cất giữ cẩn thận.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30