-->

Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Ngày 11/6, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đại sứ quán New Zealand và Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds đã tổ chức lễ khai trương sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất của Hà Nội.
Nâng cao môi trường văn hóa để tạo thương hiệu du lịch Hiệu quả từ không gian sinh hoạt cộng đồng

Sự kiện được tổ chức nhân ngày Quốc tế vui chơi 11/6 và Tháng hành động vì trẻ em của Việt Nam năm 2024.

Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Lễ khai trương sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tại sự kiện, bà Caroline Beresford - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết: “New Zealand luôn nhất quán trong cam kết hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam nhằm đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia vào xã hội một cách bình đẳng. Dự án cải tạo sân chơi Thánh Gióng tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong 4 dự án liên quan đến người khuyết tật mà Đại sứ quán New Zealand tài trợ trong năm 2023 - 2024, tập trung cải tạo môi trường sống và khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với các không gian công cộng khác nhau tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

Một điều rất thú vị, là sân chơi nằm trong khuôn viên quần thể Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đã và đang thực hiện các sáng kiến nhằm đảm bảo tính tiếp cận phổ quát. Thêm vào đó, sân chơi được khánh thành ngay trong Tháng hành động vì trẻ em, đúng dịp Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết công nhận ngày 11/6 là ngày Quốc tế vui chơi theo sáng kiến của Việt Nam.

Đây là một sự cộng hưởng tuyệt vời, đem lại cho chúng tôi niềm tin rằng dự án cải tạo sân chơi Thánh Gióng sẽ đóng góp một phần vào tiến trình kiến tạo ngày càng nhiều hơn nữa các không gian công cộng cũng như không gian chơi có tính hòa nhập và tiếp cận phổ quát tại Hà Nội nói riêng cũng như ở các tỉnh thành khác của Việt Nam nói chung’’.

Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Toàn cảnh buổi lễ

Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhấn mạnh: “Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trên địa bàn quận Đống Đa, nơi có mật độ dân cư đông, không gian công cộng dành cho trẻ em nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng còn rất thiếu. Với tinh thần chia sẻ khó khăn này với địa phương, mong muốn tạo những điều kiện thuận lợi để trẻ em khuyết tật có không gian vui chơi an toàn, hấp dẫn, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẵn sàng phối hợp với các đối tác trong việc tổ chức, duy trì sân chơi hòa nhập để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa những giá trị nhân văn cho cộng đồng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã và đang thực hiện các sáng kiến về tiếp cận cho người khuyết tật. Trong đó có tiếp cận vật lý của người khuyết tật vận động đến các khu vực thành phần trong nội khu, và tiếp cận của người khuyết tật nhìn đối với thông tin về khu di tích”.

Ra mắt sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Trẻ nhỏ thích thú vui chơi tại sân chơi hòa nhập Thánh Gióng

Thiết kế các cải tạo của sân chơi đã được tham vấn ý kiến của các thành viên Hội người khuyết tật quận Đống Đa, bao gồm người lớn và 20 trẻ em khuyết tật trí tuệ, vận động, trẻ điếc và trẻ khuyết tật nhìn, gia đình các em, và các chuyên gia về trị liệu phục hồi chức năng cũng như chuyên gia về trẻ khuyết tật. Sân chơi được bổ sung đường dốc cho xe lăn đi xuống nền đất, xích đu và cầu trượt an toàn hơn, các tay vịn cho các vị trí khó leo, chuông gió và màu sắc giúp các bạn nhỏ khiếm thị định vị, bàn ghế tiếp cận được cho xe lăn và các không gian tĩnh để các bạn nhỏ khuyết tật và người chăm sóc có thể nghỉ ngơi sau khi chơi, tủ sách và nhiều yếu tố khác đáp ứng nhu cầu đa dạng về thể chất, tinh thần và giúp phát triển các giác quan.

Đặc biệt, hầu hết cấu trúc chơi đã được bổ sung và điều chỉnh so với thiết kế ban đầu nhằm tạo dựng không gian chơi khuyến khích các tương tác xã hội giữa trẻ em với những năng lực khác nhau để các bạn nhỏ đều có cơ hội cùng chơi và học được từ bạn chơi của mình, điển hình như chiếc bập bênh được làm từ lốp xe và gỗ.

Sân chơi cũng đã được bổ sung hệ thống file nói, quét qua QR code, giúp mô tả từng khu vực chơi, cách chơi để đảm bảo an toàn và hứng thú cho các bạn nhỏ, và lựa chọn âm nhạc phù hợp để các bạn khiếm thị có thể hình dung về sân chơi qua những giác quan khác nhau.

Đây cũng là một nỗ lực của nhóm thiết kế nhằm hỗ trợ bố mẹ, người thân của các bạn nhỏ khuyết tật trong việc hướng dẫn sử dụng sân chơi và chăm sóc các bạn trong quá trình này. Mọi cải tạo của sân chơi đều đảm bảo sự hài hòa về thẩm mỹ và kiến trúc với khuôn viên khu quần thể di tích rợp bóng cây xanh và chủ đề truyền thuyết Thánh Gióng của sân chơi.

Theo anh Nguyễn Tiêu Quốc Đạt - Đồng sáng lập và Giám đốc sáng tạo của Think playgrounds: “Đây là không gian chơi đầu tiên được tham vấn khá đầy đủ trẻ em nhiều dạng khuyết tật khác nhau với nỗ lực mang lại một sân chơi hoà nhập nhất. Chúng tôi hy vọng mô hình này sẽ tạo được dấu ấn tốt đẹp cho cộng đồng địa phương cũng như khách thăm quan Văn Miếu và có thể lan toả truyền cảm hứng cho nhiều không gian chơi khác trên cả nước”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động