-->

Quyết tâm đảm bảo tiến độ Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội

Với diện tích xây dựng gần 200ha và tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD, Dự án khu công nghệ cao sinh Hà Nội (nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm) được mệnh danh là “đại dự án trong các dự án”. Sau khi các khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý, cơ chế được tháo gỡ, hiện nay, chính quyền và nhân dân quận Bắc Từ Liêm đang đồng lòng, chung tay quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng để dự án khởi công đúng tiến độ theo yêu cầu của Thành phố.
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn Hà Nội phấn đấu khởi công Dự án khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm vào tháng 9

Chậm triển khai do thiếu quy định đồng bộ của pháp luật

Dự án khu công nghệ cao sinh học đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 612/TTg-QHQT ngày 17/5/2007 và được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 12/3/2008.

Ngày 23/4/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1462/QĐ-UBND về việc thu hồi 203ha thuộc các xã: Minh Khai, Tây Tựu, Cổ Nhuế và Thụy Phương, giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm) để tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch tạo quỹ đất sạch chuẩn bị thực hiện Dự án.

Quyết tâm đảm bảo tiến độ Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội
Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội nằm tại vị trí đắc địa.

Ngày 29/9/2024, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 1054/QĐ-TTG về việc thành lập khu công nghệ cao sinh học Hà Nội có quy mô diện tích khoảng 199,03ha thuộc địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương, Cổ Nhuế 2 thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội có chức năng thực hiện các hoạt động công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển công nghệ cao trên thế giới và chính sách, định hướng phát triển công nghệ cao của Việt Nam, trong đó ưu tiên là lĩnh vực công nghệ sinh học...

Trước đó, Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội bị chậm tiến độ triển khai thực hiện do sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII (từ ngày 1/8/2008), các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội phải chờ rà soát Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt.

Ngoài ra, do trong quá trình triển khai thực hiện có một số thay đổi và thiếu đồng bộ về quy định của pháp luật liên quan (Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng,..) đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Trước tình hình trên, mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc làm việc về tiến độ triển khai Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.

Thông tin tại cuộc làm việc cho biết, từ năm 2021 đến nay, lãnh đạo Thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.

Quyết tâm đảm bảo tiến độ Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội
Dự án có đường Tây Thăng Long chạy ngang qua được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2018.

Theo đó, Thành phố đã tổ chức nhiều cuộc họp cho ý kiến chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về: Công tác lập Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000; Đề án thành lập Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội; việc hoàn trả tiền giải phóng mặt bằng đối với số tiền Nhà nước đã ứng vốn và tiếp tục ứng vốn giải phóng mặt bằng; điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án và công tác giải phóng mặt bằng; di chuyển, hạ ngầm các tuyến điện 110kV; đầu tư xây dựng tuyến đường 70 mới đoạn nối từ đường 32 đến Khu công nghệ cao sinh học.

Đến nay Dự án đã cơ bản được tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý, cơ chế để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết việc triển khai dự án là hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời là hành động để cụ thể hóa quan điểm, định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp hàng đầu Ireland trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Ireland vào ngày 3/10/2024.

Vì vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành và UBND quận Bắc Từ Liêm tập trung cao độ, đảm bảo 3 nhiệm vụ với mốc thời gian cụ thể, gồm: Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trong tháng 3; hoàn thành giải phóng mặt bằng muộn nhất vào tháng 8; chính thức khởi công dự án vào ngày 2/9.

Tập trung quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố

Xác định khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là một trong những dự án trọng điểm được Thành phố đặc biệt quan tâm, thời gian qua, các cấp chính quyền quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều hoạt động thiết thực tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, quyết tâm để dự án khởi công đúng tiến độ theo yêu cầu của Thành phố.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thường Sơn, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án đã được triển khai từ năm 2008. Đến nay, quận tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng được 62,4 ha/203ha thuộc địa bàn các Phường: Thụy Phương, Liên Mạc và Tây Tựu.

Quyết tâm đảm bảo tiến độ Dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội
Khu vực đường Văn Tiến Dũng nối từ đường Quốc lộ 32 tới khu công nghệ sinh học cao đã được xây dựng hoàn thiện.

Phần diện tích đất còn lại phải thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại Dự án là 140,6ha. Theo đó, đối với địa bàn phường Minh Khai diện tích đất thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 94 ha/716 hộ gia đình và cá nhân (nguồn gốc và hiện trạng: Chủ yếu là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp).

Ngày 7/11/2024, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm phối hợp với UBND phường xây dựng Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng và phát triển Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội và đã được UBND quận Bắc Từ Liêm phê duyệt.

Quận cũng đã tổ chức họp dân, thông báo thu hồi đất tới các hộ dân. Tại cuộc họp quận công bố hồ sơ pháp lý, văn bản quy định về công tác thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kế hoạch thu hồi đất trên địa bàn phường Minh Khai để thực hiện dự án này, đồng thời cũng giải đáp các vướng mắc và tạo đồng thuận trong nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thường Sơn cũng khẳng định: “Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là dự án trọng điểm của Thành phố, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, quận quan tâm chỉ đạo; đồng thời là dự án có ý nghĩa rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quận trong giai đoạn tới.

Vì vậy, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án được xác định là nhiệm vụ quan trọng cần sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Quận ủy, UBND quận, sự vào cuộc tích cực với quyết tâm cao của các ngành, các phường và đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong phạm vi thu hồi đất thực hiện Dự án”.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần Trường quốc tế Sao Mai (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) đã thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Công đoàn phát động. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn viên, người lao động là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm chính trị- hành chính của các tỉnh, thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

Vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tập thể LĐLĐ huyện Thạch Thất và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện, vinh dự được nhận Bằng khen vì có thành tích trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2024.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.

Tin khác

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động