Quyết liệt đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã
Không nên mù quáng về công dụng chữa bệnh của cao hổ | |
Tăng cường kiểm soát buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã | |
Hà Nội đứng thứ 2 trong nỗ lực xử lý vi phạm về rùa biển |
Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), trong năm 2018, hai bản án tù giam đã được tuyên đối với hai đối tượng được cho là cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD lớn xuyên quốc gia (xét xử theo Bộ luật hình sự 1999 - sửa đổi bổ sung 2009).
Trong đó, Hoàng Tuấn Hải phải chịu án 4 năm 6 tháng tù giam (đã có hiệu lực) cho hành vi buôn bán trái phép rùa biển và Nguyễn Mậu Chiến – đối tượng cầm đầu một đường dây buôn lậu ĐVHD lớn tại Việt Nam cũng đã nhận án 13 tháng tù giam (bản án phúc thẩm là 16 tháng tù giam) cho hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép sừng tê giác và các sản phẩm của loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác.
Thời gian qua các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn tình trạng nuôi nhốt, buôn bán ĐVHD. (Nguồn ảnh ENV) |
Ngoài ra, trong một số vụ án quan trọng khác, các đối tượng cũng bị xử lý thích đáng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đặc biệt, phải kể đến hai vụ buôn bán hổ trái phép được đưa ra xét xử vừa qua.
Vụ thứ nhất liên quan đến một đối tượng buôn bán trái phép 5 cá thể hổ đông lạnh, 4kg thịt hổ và các bộ phận hổ, 30kg vảy tê tê châu Phi cùng với nhiều ĐVHD khác vào tháng 01/2018. Đối tượng này đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long tuyên phạt 10 năm tù giam. Vụ thứ 2 liên quan tới hành vi buôn bán trái phép 1 cá thể hổ tại Hà Nội và cả 4 đối tượng đã bị kết án tù giam từ 9 đến 15 tháng.
Cả hai vụ án trên đều có liên quan đến các đầu nậu tại Nghệ An – một địa bàn trọng điểm về buôn bán hổ trái phép. Theo ước tính, chỉ riêng 3 huyện được biết đến là điểm nóng của tình trạng này tại Nghệ An có tới hơn 100 trăm cá thể hổ đang bị nuôi nhốt trái phép nhằm phục vụ các đường dây buôn bán hổ bất hợp pháp.
Nhiệm vụ đấu tranh và triệt phá các đường dây buôn bán hổ tại Nghệ An cần phải được các cơ quan chức năng ưu tiên hàng đầu. Có như vậy mới giảm thiểu được tình trạng buôn bán hổ trái phép tại Việt Nam.
Các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm của các loài ĐVHD đều là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Tùy theo loài và tính chất, mức độ nghiêm trọng mà hành vi vi phạm có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính với mức tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với cá nhân theo quy định tại Nghị định 157/2013/ND-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/ND-CP) hoặc xử lý hình sự với mức tối đa lên đến 15 năm tù đối với cá nhân theo quy định tại Điều 234, 244 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). |
Cũng trong năm qua, một đối tượng đã bị kết án 10 năm tù giam tại Điện Biên vì vận chuyển trái phép 4 chi gấu và 27 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum).
Một đối tượng khác tại Hà Nội cũng bị xử phạt 10 năm 9 tháng tù giam vì vận chuyển trái phép chân gấu và 8 cá thể tê tê đông lạnh.
Tại Quảng Bình, một đối tượng bị tuyên án 5 năm tù giam vì buôn lậu ngà voi, các sản phẩm chế tác từ ngà voi, xương, da, móng vuốt hổ và báo đốm; và các sản phẩm, bộ phận của ĐVHD khác từ Lào về Việt Nam.
Một đối tượng tại Hòa Bình đã bị tuyên phạt 4 năm tù giam sau khi bị bắt giữ vận chuyển một thùng giấy chứa ba cá thể beo lửa đã chết.
Trong một vụ án khác tại thành phố Hồ Chí Minh, một đối tượng đã bị tuyên án 7 năm tù giam vì tội vận chuyển trái phép 7,2kg sừng tê giác từ Ăng-gô-la về Việt Nam.
Bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, không phải trong bất cứ vụ án nào, hình phạt cao nhất cũng cần được áp dụng đối với các đối tượng phạm tội.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng săn bắt và buôn bán ĐVHD trái phép, các đối tượng liên quan đến các đường dây buôn bán lớn và các vụ án nghiêm trọng phải bị nghiêm trị. Chỉ có những bản án nghiêm khắc mới thực sự có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD.
Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về ĐVHD đã và đang chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt và buôn bán ĐVHD tại Việt Nam.
Các bản án nghiêm khắc đã mang lại những biến chuyển tích cực trên cả nước, có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa các tội phạm nghiêm trọng về ĐVHD có thể xảy ra trong tương lai. ENV kêu gọi các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử tại các địa phương trên cả nước tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để Việt Nam sớm đẩy lùi tình trạng săn bắt và buôn bán ĐVHD trái phép.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Tin nóng 23/01/2025 20:43
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Tin nóng 23/01/2025 20:10
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết
Tin nóng 23/01/2025 13:42
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Tin nóng 23/01/2025 10:23
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Tin nóng 22/01/2025 23:39
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Tin nóng 22/01/2025 14:15
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"
Tin nóng 19/01/2025 20:09
Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường
Tin nóng 19/01/2025 07:50
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu
Tin nóng 18/01/2025 18:48
Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên
Tin nóng 17/01/2025 18:41