Quyết liệt đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm
![]() | Ngăn chặn tệ nạn mại dâm qua mạng xã hội |
![]() | Hoạt động mại dâm trá hình biến tướng vẫn phức tạp |
![]() | Hà Nội: Triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người bán dâm |
Còn nhiều lo ngại
Thống kê của các cơ quan chức năng tại Hà Nội cho đến cuối năm 2019 cho thấy, có 5.822 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự. Hầu hết các cơ sở dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Trong đó có 3.557 cơ sở lưu trú; 1.085 cơ sở karaoke; 874 cơ sở xoa bóp; 2 vũ trường; 36 bar có sử dụng rượu mạnh; 3 cơ sở cắt tóc, gội đầu thư giãn; 132 cơ sở cà phê, nhạy cảm; 133 cơ sở tắm nóng lạnh.
Hoạt động mại dâm được phát hiện dưới 2 hình thức. Chủ yếu là tại địa bàn công cộng và trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Tại địa bàn công cộng, người bán dâm thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động, đứng chờ khách hoặc lưu động bằng phương tiện xe máy để mời chào khách.
Tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động mại dâm chủ yếu dưới hình thức “trá hình”, lợi dụng để thực hiện hành vi kích dục hoặc thỏa thuận và chọn địa điểm thích hợp để thực hiện hành vi mua bán dâm. Mại dâm theo hình thức “gái gọi”, mại dâm “tour”, mại dâm “sự kiện” có chiều hướng gia tăng. Hình thức mại dâm sử dụng internet, thông qua facebook, zalo… diễn biến phức tạp, rất khó phát hiện và xử lý.
Qua nắm bắt tại các địa bàn công cộng nghi ngờ có biểu hiện hoạt động mại dâm và trong cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm cho thấy, hoạt động mại dâm cơ bản đã được kiềm chế. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn tại một số địa bàn, vỉa hè công cộng và trong quán cà phê đèn mờ, massage, tẩm quất thư giãn…
![]() |
Quyết liệt đấu tranh với tệ nạn mại dâm (Ảnh minh họa: Dantri.com) |
Theo đánh giá của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp. Tại một số điểm, tụ điểm mại dâm đã được bàn giao cho địa phương quản lý, hiện nay có hiện tượng tái hoạt động trở lại. Trong thời gian các địa phương tích cực chỉ đạo, cắm chốt thì an ninh ổn định. Tuy nhiên, khi lơi lỏng thì có biểu hiện hoạt động trở lại. Đối với các địa bàn giáp ranh, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
Nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm
Trong thời gian tới, để công tác phòng, phống tệ nạn mại dâm đạt hiệu quả, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Phòng, chống mại dâm, kế hoạch kiểm tra liên ngành trên địa bàn thành phố năm 2020. Đồng thời tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chóng mại dâm.
Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra cho thành viên của Đội Kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm. Đấu tranh các chuyên án về tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm đặc biệt đối với các vụ án liên quan đến mại dâm trẻ em.
Tiếp tục triển khai mô hình hỗ trợ người bán dâm theo Quyết định số 1875/QĐ-LĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Kết thúc giai đoạn thí điểm, tổng kết đánh giá hiệu quả của Đề án để tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ người bán dâm phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.
Tổng kết việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố. Dự báo tình hình và tham mưu các giải pháp phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 – 2025. Đồng thời triển khai công tác của Đội Kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm Thành phố. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52