Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội
Ấn tượng lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Đảm bảo vệ sinh môi trường Lễ hội Gò Đống Đa |
Đầu năm mới, nhiều địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống. Khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, người dân cần chú ý các quy định về tổ chức lễ hội để không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội, người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Người tham gia lễ hội cần ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.
![]() |
Lễ hội Cổ Loa Xuân Giáp Thìn. Ảnh: Mộc Thanh |
Đồng thời, không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn không được đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Các hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể, chi tiết và mức phạt tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Về phía Ban tổ chức lễ hội, nếu có hành vi “chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình” bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi, hoặc tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Với hành vi “ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Người “ươm mầm” giọng hát

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi
Tin khác

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Tin nóng 12/05/2025 15:43

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án
Pháp đình 12/05/2025 15:18

Tạm giữ đối tượng chống người thi hành công vụ tại chợ Long Biên
Tin nóng 12/05/2025 07:23

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường
Tin nóng 11/05/2025 12:53

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang
Tin nóng 10/05/2025 16:11

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người
Tin nóng 09/05/2025 07:15

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Tin nóng 08/05/2025 17:30

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt
Tin nóng 07/05/2025 23:28

Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Tin nóng 07/05/2025 21:43

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51