--> -->

Quán Thanh xuân tháng 11: Khơi dậy tình quê nơi mỗi người

Bất kì ai, dù sinh ra ở thành thị hay nông thôn đều ít nhiều có những kí ức về những vùng quê. Đó là những kí ức giản dị, bình dị, nuôi lớn tâm hồn mỗi chúng ta. Quán Thanh xuân tháng 11 với chủ đề “Thương nhớ đồng quê” đã giúp khán giả quay về những điều đẹp đẽ ấy.
quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi Những lá thư tay mang theo đầy nhung nhớ
quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi Trung tá Phạm Đức Dũng: “Khắc tinh” của tội phạm ma túy
quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi Quán Thanh xuân tháng 9: “Bữa tiệc” lắng đọng và giàu cảm xúc

Với chủ đề về quê hương, chương trình Quán Thanh xuân tháng 11 đã mang đến cho khán giả nhưng ca khúc mang đậm “tính quê” như: Ôi quê tôi, Bà tôi, Quê tôi… và những chia sẻ đầy sâu lắng của các khách mời nổi tiếng.

Mở đầu chương trình, Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, người con của miền trung du Phú Thọ, đã mang đến chương trình một bài thơ ngắn nhưng chất chứa bao hoài về hai miền quê Cẩm Khê, Hoài Đức (là quê của bố mẹ Nhạc sĩ).

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến (Ảnh: VTV)

Đến từ phương Nam, nhà báo Thiên Chương đã giới thiệu với khán giả “tật” đáng yêu ở miền Tây, đó là dáng ngồi độc quyền (dáng ngồi nước lụt) và “đặc sản” nói to. Anh cũng cho biết ở khu vực phía Nam thường có hội chợ (chợ có trò chơi) và đó là nét văn hóa, hình thức giải trí thường thấy.

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Ca sĩ Ngọc Khuê thể hiện ca khúc Bà tôi của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến (Ảnh: VTV)

Cũng trong mạch cảm xúc hoài niệm về quê hương, nhà nông học Nguyễn Lân Hùng xúc động chia sẻ: từ trong chiến tranh đến thời hiện đại thì tấm lòng của bà con với cán bộ là rất nhiệt tình, chu đáo. Ông luôn ghi nhớ tình cảm trân quý của người dân dành cho mình. Đặc biệt là kỉ niệm về một người nông dân ở Cao Bằng đã khiến ông vô cùng xúc động. Đó là vào một buổi sáng mùa đông khi mở cửa tập thể dục ông đã thấy 3 người nông dân từ Cao Bằng xuống nhà mình xin thuốc giâm cành nhưng vì đến quá sớm nên đã ngủ ở hiên nhà đợi ông.

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Nhà báo Ngô Bá Lục đem đến cho khán giả nhiều tiếng cười (Ảnh: VTV)

Nhà báo Ngô Bá Lục lúc nào cũng tự hào là người nhà quê. Anh đã kể những câu chuyện đem lại tiếng cười cho khán giả như việc đi ngủ không rửa chân trước khi đi ngủ rồi chửi khi mất gà. Quê anh, vùng đất Bắc Ninh, được coi là điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc bộ.

Ở trong mỗi làng đều có cổng làng, có đường chính vào mỗi xóm, mỗi xóm đều có cổng xóm. Bờ ao có cầu ghép bằng mấy cây tre dưới bệ đỡ hình chữ Y rồi cái ao tù bà con giặt áo, vo gạo nấu cơm… tất tật từ đấy mà không bị bệnh tật gì. Sân đình ở mỗi gia đình có một cái giếng tròn, cạnh có cây bưởi, có chum đựng nước mưa. Bể đựng nước mưa chỉ để pha trà. Không gian trẻ con thích là sân kho hợp tác. Những buổi chiều mùa hè trẻ con chăn trâu mà trăng lên sớm là thường nằm lên lưng châu ngắm và ước ao mọi thứ trên đời…

Anh cũng giới thiệu lễ hội ở quê mình thường diễn ra vào dịp đầu năm và điển hình nhất là vật, chọi gà, rồi hát quan họ….

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Ca sĩ Tùng Dương thể hiện 2 ca khúc làm nên tên tuổi của anh: Ôi quê tôi và Con cò (Ảnh:VTV)

NSƯT Chiều Xuân kể câu chuyện đóng phim một tháng ở làng nào thì làng đó không còn tiếng gà gáy. Bởi Hãng Phim truyện có hơn 100 người, sau khi đoàn kéo đi thì lông gà chất thành đống.

Chị chia sẻ đi đến đâu người nông dân luôn là để thương, để nhớ. Chị nhớ hồi đóng phim Người yêu đi lấy chồng, ăn dầm ở dề ở nhà một bà cụ rất lâu. Cụ thường nấu canh cua với dấm bỗng mà đến bây giờ chị vẫn nhớ. Có kỉ niệm mà chị xúc động mãi là bà cụ có miếng chả ủ trong hũ mỡ đợi chị 2 ngày về để ăn….

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Soạn giả Mai Văn Lạng (Ảnh: VTV)

Soạn giả Mai Văn Lạng thì cho rằng mình là người may mắn bởi dù có ra khỏi lũy tre làng nhưng vẫn được về làm việc ở phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam- nơi được coi là bảo tàng lớn nhất Việt Nam về dân ca nhạc cổ truyền.

Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng giải thích dân ca nôm na chính là người dân ca hát lên vậy thì chính là những câu “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”. Bởi thế chính là người nhà quê đang giữ gìn một cách tuyệt đối nhất về dân ca nhạc cổ truyền. Không gian bến nước sân đình dường như đã thay đổi nhưng có điều không hề thay đổi, đó là tình yêu với dân ca cổ truyền, với người quê mà chúng tôi vẫn gọi người nhà quê là những bảo tàng sống tốt nhất cho dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam.

quan thanh xuan thang 11 khoi day tinh que noi moi nguoi
Ca sĩ Bảo Trâm thể hiện ca khúc Về quê của nhạc sĩ Phó Đức Phương (Ảnh: VTV)

Anh thấy khoảng 10 năm nay dường như các lễ hội trở lại, văn hóa lễ hội dường như được khôi phục rất là mạnh, đặc biệt là dân ca nhạc cổ truyền và chèo. Anh có dịp đi khắp nơi và rất vui là bà con cảm thấy hứng khởi hơn với loại hình âm nhạc truyền thống. Tôi thấy đi bất cứ làng nào cũng có một đội văn nghệ, đội văn nghệ đó thường hát dân ca và chèo. Trong đội văn nghệ ấy dù văn công Trung ương có về hay không thì cũng có 5, 7 tiết mục bà con nhân dân giao lưu với nhau. Đó là điều vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.

Chương trình khép lại nhưng đã để lại trong lòng các vị khách mời cũng như khán giả nhiều cảm xúc. Và cảm nhận chung của mỗi người là muốn được nhanh chóng trở về làng quê yêu dấu của mình, để được đắm mình trong không gian quê thanh bình, yên ả.

Giang Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Xem thêm
Phiên bản di động