Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bỏng
Các nguyên tắc không thể bỏ qua khi sơ cứu bỏng Trong clip sơ cứu bỏng trong vụ cháy bốt điện có ý kiến dội nước đá lên nạn nhân. Nhưng theo đại diện Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội, dội nước mát là đủ. Còn chuyên gia về điều trị bỏng khẳng định dội nước đá rất nguy hiểm. |
Tự chữa bỏng tại nhà: Nguy hiểm khôn lường! Vào hè, tình trạng trẻ bị bỏng gia tăng, bởi phần lớn là do gia đình sơ ý trong việc chăm sóc trẻ. Lo ngại hơn, nhiều trường hợp gia đình còn tự ý điều trị bỏng cho trẻ bằng thuốc không rõ nguồn gốc, khiến vết bỏng của trẻ không khỏi còn để lại di chứng nặng nề, thậm chí còn tử vong. |
Xử lý bỏng chưa đúng cách
Theo bác sĩ Vinh, có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng. Bỏng ở vị trí cánh cẳng tay đặc biệt là bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động. Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản của trẻ.
Ngay sau khi trẻ bị bỏng do nước sôi, cần nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch. Sau đó, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. |
“Tất cả những trường hợp này đều cần được xử trí đúng. Xử trí không đúng cách ngay từ nhưng giây phút đầu tiên có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút ngón tay… thậm chí để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé. Sau sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các đơn vị chuyên khoa về bỏng để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng” – bác sĩ Vinh cho biết thêm.
Để dẫn chứng về điều này, bác sĩ Vinh cũng đưa ra một ví dụ về trường hợp phụ huynh do xử lý bỏng cho trẻ bạn đâu chưa đúng, khiến tình trạng bỏng của trẻ nặng hơn. Đó là trường hợp của cháu Minh con chị Lan (ở Vĩnh Phúc), vì gia đình sơ ý để nồi canh nóng xuống nền đất đã khiến cho cháu Minh ngã vào và bị bỏng nặng. Vì không biết cách xử lý bỏng, mẹ cháu Minh đã dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng rồi đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu.
Tại khoa Cấp cứu, trẻ được chẩn đoán là bỏng độ II. Các bác sĩ đã dùng thuốc xịt bỏng, dùng gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, thuốc giảm đau, truyền dịch và kháng sinh trước khi cho cháu đến đơn vị chuyên khoa bỏng để điều trị tiếp theo. Phải mất 3 tuần điều trị cháu mới ra viện. Mặc dù không để lại hậu quả đáng tiếc nhưng đây là bài học cảnh báo cho các bậc cha mẹ cần chú ý để phòng tránh cho con.
Để tránh những trường hợp tương tự, bác sĩ Vinh sẽ hướng dẫn phụ huynh cách xử lý bỏng mà trẻ hay gặp nhất đó là bỏng nước sôi và cách phòng tránh.
Xử trí ban đầu do bỏng nước sôi ở trẻ em
Khi trẻ bị bỏng cần nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch, với mục đích giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.
Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.
Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: Dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.
Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.
Động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol).
Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.
Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí và đánh giá tổn thương của bỏng.
Cách phòng tránh bỏng lửa, nước sôi
Để những thứ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bao diêm bật lửa … ở xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để giữa đường đi khiến người khác va phải.
Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.
Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ. Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Tin mới 24/01/2025 23:09
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04