Phòng, chống Covid-19: Sợi dây gắn kết tình yêu thương trong mỗi gia đình
Ngay từ khi Việt Nam công bố ca nhiễm bệnh Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội, cùng với những cảnh báo liên tiếp từ Bộ Y tế, chính quyền Hà Nội về việc đảm bảo an toàn cho người dân, cũng là thời điểm nhiều người chồng, người vợ đã giảm hẳn thời gian la cà mua sắm, nhậu nhẹt và “tiến thẳng” về nhà khi hết giờ tan ca. Thậm chí, ngay khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã có những chỉ đạo, yêu cầu về việc hạn chế ra đường; đóng cửa tạm thời các cửa hàng kinh doanh không cần thiết…nhiều ông chồng, nhiều bà vợ tạm thời nghỉ việc, ở nhà và lúc đây là quãng thời gian cần thiết để họ nhìn lại mình.
Phòng tránh dịch Covid-19, nhiều ông chồng không còn kiếm cớ ăn nhậu mà về thẳng nhà với gia đình |
Cảm nhận rõ nhất về sự thay đổi của chồng mình trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, chị Thu Uyên (Khương Trung, Thanh Xuân) chia sẻ, bản thân chị là giáo viên nên ngay từ những ngày đầu năm 2020, chị Uyên cùng với rất nhiều giáo viên khác trên cả nước đều chung tình cảnh “thất nghiệp” và ở nhà. Thế nhưng, kể từ khi dịch bệnh diễn ra, điều chị Uyên thấy thay đổi nhiều nhất không phải là công việc, mà chính là người chồng của mình.
Theo chị Uyên, do tính chất công việc là nhân viên kinh doanh, nên trước đây chồng chị thường xuyên đi làm về rất muộn, đó là chưa kể một tuần cũng có đến 3-4 ngày chồng chị Uyên lấy lý do công việc để la cà, rượu bia với đồng nghiệp, đối tác… nhiều khi về nhà, vợ chồng, con cái cũng chả kịp nhìn mặt nhau. Đấy là chưa kể có thời gian, anh đi công tác xa rồi khi trở về lại vùi đầu vào công việc, thậm chí “quên” cả trách nhiệm làm cha, làm chồng.
“Từ khi có dịch, công việc của anh ít hơn, thậm chí thời gian này anh còn phải nghỉ hẳn ở nhà để tránh dịch và đây là thời gian tôi thấy anh thay đổi. Anh có thời gian dành cho vợ, vui đùa cùng con và chia sẻ cùng tôi công việc nhà. Những bữa cơm của gia đình tôi thời gian này cũng đã đầy đủ các thành viên, không còn cảnh úp lồng bàn để nguội lạnh như trước. Chúng tôi vừa ăn vừa theo dõi thời sự ở tivi, xem tin tức về diễn biến của dịch bệnh, rồi cả nhà nhắc nhở nhau hạn chế ra đường, đeo khẩu trang phòng bệnh. Và hơn hết, chúng tôi có những khoảng lặng dành riêng cho nhau. Những lúc ấy tôi thấy hơi ấm của gia đình thật sự, không còn xô bồ, bon chen…”, chị Uyên bộc bạch.
Bữa cơm gia đình đạm bạc, những sẽ ấm cúng hơn khi có đầy đủ các thành viên trong gia đình |
Là đầu bếp tại một nhà hàng lớn tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai), những ngày cả nước và thành phố căng mình chống dịch, anh Sơn và các đồng nghiệp cũng được yêu cầu đóng cửa “ở nhà”. Theo chị Thúy vợ anh Sơn, mặc dù là đầu bếp nhưng vì công việc bận rộn, kể từ khi chồng chị đi làm ở nhà hàng, chị Thúy chưa một lần được chồng nấu cho một bữa cơm đùng chuẩn “gia đình”. Đấy là chưa kể vì công việc bận rộn, các món ăn online luôn được chị lựa chọn. Bởi thế, cái hương vị của gia đình quây quần bên mâm cơm, những cử chỉ, lời nói âm yếu dành cho nhau, đã lâu lắm chị Thúy chưa được cảm nhận.
“Từ khi có dịch, anh Sơn ở nhà nhiều hơn. Ở nhà, mỗi lần thấy tôi chuẩn bị nấu cơm anh lại lăng xăng vào bếp phụ vợ. Lúc thì nhặt rau, khi thì mổ cá, rồi tẩm ướp gia vị…Thậm chí, anh còn tranh giặt quần áo với tôi, rồi phụ tôi chăm sóc con. Đến bữa cơm, cả gia đình lại quây quần bên nhau. Những việc chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng khiến tôi thấy yên tâm và hạnh phúc vô cùng. Đây cũng chính là thời gian vợ chồng được dịp bên nhau, trò chuyện, quan tâm và thấu hiểu nhau hơn. Thay vì lo lắng sợ hãi vì dịch bệnh, vợ chồng tôi sẽ tận dụng những ngày dịch "bất đắc dĩ" này để hâm nóng tình cảm vợ chồng, tình cha con, điều mà lâu nay đã bị lãng quên.
Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, lo lắng. Nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp, thế nhưng khi có nhiều thời gian hơn dành cho nhau, có một giá trị tích cực mà không thể phủ nhận trong mùa dịch này, chính là ở đâu đó, các thành viên trong mỗi gia đình đã lắng lại lòng mình để nhìn nhận, trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Sợi dây gắn kết yêu thương cũng được bền vững hơn khi mà họ đã xích lại gần nhau, có trách nhiệm với nhau, sẻ chia yêu thương và cùng nhau gánh vác mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54