Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm việc với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Khối lượng tài liệu mà Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang bảo quản rất đồ sộ và có giá trị về lịch sử, văn hoá. Những tài liệu này phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, kiến thức, kinh nghiệm và bài học của quá khứ từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Nhiều tài liệu trở thành di sản quý báu như tài liệu mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới; tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà giai đoạn 1945-1946 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Thời gian qua, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã bảo vệ, bảo quản an toàn khối tài liệu quý của đất nước, bước đầu khai thác và phát huy khối tài liệu này. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương những đóng góp to lớn của ngành lưu trữ và toàn thể anh chị em trong ngành.
Thời gian qua, công tác bảo quản được chú ý nhiều hơn và đã làm được nhiều việc khá tốt. Tuy nhiên, việc công bố tài liệu lưu trữ chưa được quan tâm đúng mức và còn một số hạn chế. Các hoạt động giới thiệu, triển lãm tài liệu lưu trữ còn lẻ tẻ, các sự kiện xã hội chưa chuyên nghiệp và khoa học, chưa khai thác có hiệu quả khối tài liệu lưu trữ phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. “Đây là chúng ta giữ hồn cốt dân tộc, phải làm cho sống lên, không nghiên cứu, khai thác, truyền bá ra, không sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì không có giá trị. Các bộ, ngành đều có trách nhiệm với công việc đặc biệt quan trọng này”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nói.
“Giá trị của khối tài liệu di sản quốc gia - khối di sản chứa đựng giá trị nhiều mặt, là kho tàng trí tuệ và kinh nghiệm mà ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử đã trao truyền lại cho chúng ta ngày hôm nay. Trong đó, có những tư liệu quý giá, là bằng chứng xác thực chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cần tập trung một số công việc.
Cụ thể, phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo vệ an toàn các hồ sơ lưu trữ, tài liệu, châu bản, mộc bản quý giá đặc biệt. Triển khai các giải pháp khoa học có hiệu quả để bảo quản, giữ gìn và phát huy những tài liệu lưu trữ, các châu bản, mộc bản có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt mang tinh hoa, hồn phách của dân tộc. Qua đó, giáo dục ý thức, truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, chủ quyền quốc gia.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu tại buổi làm việc (ảnh: L.S) |
“Vấn đề này chúng ta đã có dự án nhưng cần xem đã đúng mức chưa? Cần áp dụng công nghệ tiên tiến, mời chuyên gia giỏi của nước ngoài với kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với kỹ thuật trong nước để bảo vệ, phục chế thật tốt tài liệu lưu trữ đặc biệt quý giá hiện nay. Đây không chỉ là vai trò và trách nhiệm của Bộ Nội vụ mà còn của các bộ, ngành, địa phương cùng tham gia”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sớm nghiên cứu, giúp Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch công bố và khai thác tài liệu lưu trữ chuyên nghiệp, khoa học, quy trình chặt chẽ, làm thường xuyên và có hệ thống. Đối với khối tài liệu chữ Hán, tài liệu tiếng Pháp, cần thống kê lại những tài liệu nào đã dịch, tài liệu nào chưa dịch để có phương án tổ chức biên dịch đầy đủ, thẩm định những tài liệu nào có thể công bố được thì tổ chức công bố chính thức. Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cần mời các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm dịch thuật Hán-Nôm, tiếng Pháp tham gia vào quá trình dịch thuật, viết bài giới thiệu, công bố…
Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cần phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu các tài liệu lưu trữ và các tài liệu đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Về các đề xuất, kiến nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nnhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ghi nhận, vấn đề nào quá thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11