--> -->

Tạo chuyển biến căn bản trong phòng, chống tội phạm, buôn lậu và hàng giả

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm để công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có được chuyển biến căn bản.
Tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu và hàng giả

Năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ, nhưng với sự vào cuộc tích cực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Về công tác phòng, chống tội phạm, nước ta cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra; tội phạm về trật tự xã hội giảm 6,8% (vượt chỉ tiêu kế hoạch 1,8%). Tỉ lệ điều tra khám phá các vụ án đạt 83,5%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 91,13%, triệt phá 1.860 băng, nhóm tội phạm các loại…

Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 185.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách gần 25.000 tỷ đồng (tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2019), khởi tố 2.543 vụ án, với hơn 3.502 đối tượng…

Tạo chuyển biến căn bản trong phòng, chống tội phạm, buôn lậu và hàng giả
Ảnh minh họa (VOV)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm và buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn nhiều hạn chế. Để công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có được chuyển biến căn bản, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức quán triệt triển khai, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phải luôn xác định các lĩnh vực công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thủ trưởng các đơn vị, lực lượng chức năng phải có quyết tâm cao trong phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác theo quy định.

Xây dựng đội ngũ cán bộ “liêm chính, bản lĩnh”

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhất là đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng tham nhũng, “tham nhũng vặt” ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức. Tổ chức phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng (Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Thuế,...), kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “liêm chính, bản lĩnh”, có phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, công tác nghiệp vụ, điều tra cơ bản, nắm chắc địa bàn, công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật để có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả, nhất là đối với các loại tội phạm đang có chiều hướng gia tăng thời gian gần đây.

Không để hình thành các điểm nóng về an ninh

Đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, ma túy, “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao, khai thác cát sỏi; tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, sản xuất, kinh doanh hàng giả, các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tội phạm tham nhũng.... Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng cần xác lập chuyên án để mở rộng xác minh, điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, doanh nghiệp, tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, nhất là người dân trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo của người dân ngay từ cơ sở, không để hình thành các điểm nóng về an ninh, trật tự.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong phòng, chống tội phạm và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; rà soát, xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, sơ hở.... Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vừa tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí thực hiện vừa góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, tài năng trong hoạt động công vụ là một loạt tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Do đó, người có tài năng cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, có khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công.
Quận Đống Đa trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Quận Đống Đa trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Quận ủy Đống Đa tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn dự và trao Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng tặng các đảng viên.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.

Tin khác

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Xem thêm
Phiên bản di động