--> -->

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về tình trạng “ế tiền”

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/7, phóng viên đặt câu hỏi về tình trạng từ đầu năm đến nay lãi suất Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thấp, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng đang “ế tiền”, nguyên nhân vì sao? Phải chăng đang xảy ra tình trạng doanh nghiệp cần tiền lại không đủ điều kiện vay, trong khi doanh nghiệp khác đủ điều kiện lại không có nhu cầu vay?
Tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển, nâng cao đời sống Nhân dân Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá Cần làm rõ tiến độ, thời gian hoàn thành các dự án điều chỉnh vốn đầu tư công

Trả lời câu hỏi này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã lý giải các nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng lãi suất Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thấp.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất cho vay từ 0,5 đến 2%, so với cùng kỳ năm ngoái là tăng 2 lần. Tính đến hết tháng 6/2023, lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại đã giảm từ 0,7 đến 0,8%; lãi suất cho vay bình quân giảm từ 1 đến 1,2%.

Trong đó, các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đã có nhiều gói giảm lãi suất sâu cần có sự ưu đãi của Chính phủ, Nhà nước và xu hướng chung lãi suất tiếp tục giảm. Nhìn chung các lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành cũng như lãi suất cho vay.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về tình trạng “ế tiền”
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú lý giải các nguyên nhân xảy ra tình trạng lãi suất Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thấp.

Về dư nợ tín dụng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết ngay từ đầu năm đơn vị xác định 14 đến 15% tăng trưởng để phù hợp với chỉ tiêu của Quốc hội đưa ra là góp phần tăng trưởng GDP ở mức 6,5% và kiểm soát lạm phát dưới 4%. Tuy nhiên, đến nay dư nợ tín dụng mới tăng được 4,2%; số tuyệt đối là 12.423 nghìn tỷ đồng; số tiền huy động được là 12.691 nghìn tỷ.

“Không hẳn là ế tiền, nhưng có thể khẳng định thanh khoản của các ngân hàng đang thừa, tốc độ tín dụng tăng trưởng chậm”, ông Đào Minh Tú cho biết.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng lý giải các nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư nợ tín dụng thấp, trong đó đáng chú ý là những khó khăn của nền kinh tế; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; suy giảm mạnh về cầu đầu tư và cầu tiêu dùng.

Thậm chí cả các doanh nghiệp FDI cũng gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ thị trường này. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng vì khó có khả năng bảo đảm và trả nợ, vì thế Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cùng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nêu thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp có điều kiện thì lại không có nhu cầu vay, trong khi những doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ lại muốn vay. Đây là những nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự khác biệt so với các năm để lý giải vì sao lãi suất giảm nhưng dư nợ tín dụng lại không tăng.

“Cùng với các giải pháp đồng bộ thời gian tới, chúng tôi hy vọng lãi suất tiếp tục giảm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; các ngân hàng phải bảo đảm sự an toàn cho hệ thống. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số vào hệ thống ngân hàng để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp bằng chính sách giãn, hoãn các khoản nợ được triển khai… Tất cả nhằm hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh.

P.Ngân

Nên xem

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.

Tin khác

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động