Phố nghề dần mai một…
Làng thuốc nam giữa lòng Hà Nội xưa | |
Đường Lâm, còn đó nét xưa |
“Khác lạ” phố nghề giữa Thủ đô
Không phải là người gốc Hà Nội, nhưng bất kỳ ai khi đặt chân đến mảnh đất văn hiến này đều cảm nhận được nét riêng biệt, khác lạ. Hà Nội, khác lạ không chỉ bởi những chiếc hồ với làn nước xanh ngắt, thơ mộng, là những hàng cây hoa sữa ngào ngạt hương vào mỗi mùa hoa nở, mà còn khác lạ bởi chính những con phố cổ, với những ngôi nhà có lối kiến trúc xưa cũ.
Phố Thuốc Bắc giờ đây đã chuyển sang bán đồ dân dụng. |
Theo sử sách, ngay từ thế kỷ thứ XV, Hà Nội bắt đầu có nhiều sự thay đổi lớn, bởi những dòng người từ các địa phương khác đổ về đất kinh kỳ Thăng Long xưa làm ăn, buôn bán. Chính sự di dân tự do ấy đã tạo nên những con phố nghề, làng nghề và mỗi tên phố, tên đường đều gắn với một ngành nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt, điều làm nên sự khác biệt của phố cổ Hà Nội, là chính những con phố với những cái tên nghe rất gần gũi và đều được bắt đầu bằng từ “hàng” như: Hàng Bông, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Tre…
Trải qua hàng trăm năm thăng trầm, phố cổ Hà Nội vẫn giữ nguyên trong mình những giá trị rất riêng mà bất kỳ một nơi nào cũng không có được. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 36 phố cổ, vẫn còn những tên phố nghe là biết ngay Hà Nội, nhưng tại những con phố ấy, người dân đã không còn buôn bán những mặt hàng đúng với tên gọi của phố nghề như xưa.
“Trước đây, khi đi qua các con phố cổ, chỉ cần đọc tên phố là có thể biết ngay phố này bán thứ gì, phố kia có nghề gì, ví như: Phố Hàng Than thì sẽ bán than, phố Thuốc Bắc thì bán thuốc bắc, phố Hàng Bạc thì chế tác vàng… Ngày nay, do bị thương mại hóa, cũng như để bắt kịp với cuộc sống hiện đại, nhiều phố nghề đã bị mai một dần. Hiện chỉ còn vài phố là giữ lại được một chút truyền thống xưa, khi vẫn còn có người bán đồ làng nghề như: Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc…những lúc rảnh rỗi, tôi thường lang thang trên những con phố này, như thể tìm về những ký ức xưa cũ của Hà Nội” - bác Huyền (ở phố Hàng Bồ) chia sẻ.
Ít phố “hàng” còn lưu luyến chút nghề
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, nhiều phố cổ đã chuyển sang kinh doanh những mặt hàng mới. Các phố nghề dần mai một, 36 phố nghề giờ chỉ còn vài con phố, với dăm gia đình, lưu giữ lại nghề truyền thống. Đổi thay là tất yếu, thế nhưng, trong nét sinh hoạt, trong nhịp sống sôi động của thị thành, mọi người đều dễ cảm nhận được cái hồn, cái cốt, cái truyền thống của mỗi phố nghề còn sót lại. Trong đó nổi bật là không gian văn hóa với những hình thức sinh hoạt, cách ứng xử vẫn mang đậm dấu ấn của những làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống trước đây.
Bây giờ, chỉ còn vài ba nhà giữ nghề truyền thống. Do sự yêu nghề, mặt khác cũng là do họ không biết phải làm gì kiếm ra tiền nếu như bỏ nghề. Vì thế, họ cứ theo đuổi nghề gia truyền và giờ đây họ được vinh danh là những nghệ nhân cuối cùng của làng nghề cổ. “Phố Hàng Bồ ngày trước chuyên bán thúng, giờ chuyển sang bán đồ phụ kiện may mặc; phố Hàng Than trước thường bán các loại than, giờ chuyển sang bán bánh cốm, bánh xu-xê; phố Hàng Cân ngày xưa chuyên bán cân, giờ chuyển sang bán giấy, đồ lụa…Các phố nghề còn lại giờ tôi đếm không đủ trên đầu ngón tay. Một vài gia đình còn giữ lại nghề gắn với phố nghề như ở: Hàng Da, Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Bạc giờ làm ăn rất tốt” - ông Thế Anh (ở phố Hàng Bông) cho hay.
Ông Thế Anh cho biết thêm, ngày xưa người Hà Nội vốn thích sự yên bình, vì thế nó đã tạo nên phố nghề truyền thống, thanh bình với 36 phố phường, mang tên 36 phố nghề. Ông kể: “Ngày xưa, cuộc sống thanh bình lắm, mỗi nhà mỗi nghề, nhưng nếu nhà ai có việc làm thì mọi người đều biết, có khi cả phố đến giúp. Ngày ấy sống giữa Hà Nội mà như sống ở ngày làng quê mình vậy, thân thiết và giao hòa. Giờ thì ít rồi, muốn tìm được nét xưa trong phố cổ hiện nay thật là khó…”.
36 phố nghề vẫn còn đó những cái tên, nhưng không còn nhiều con phố buôn bán các sản phẩm đúng như tên gọi của nó. Thế nhưng, nó vẫn giúp Hà Nội đẹp hơn trong lòng du khách, nó như một minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô, dựa trên nền tảng làng/xã với những nét văn hóa tinh hoa của dân tộc, của Thành phố nghìn năm văn hiến.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30