Phố Hàng Thiếc
Phố Hàng Gà | |
Phố Cửa Đông |
Là một con phố nhỏ hình thành từ thời nhà Lê thuộc thôn Yên Nội, Tổng Tiên Túc (sau đổi là Tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương (nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Phố hàng Thiếc bắt đầu từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Nón dài vẻn vẹn 136m. Dân trong phố là những người làng Đan Hội (Đan Phượng), Khương Trung, Khương Hạ (Thanh Xuân), Nguyên Bì (Thường Tín), Phú Thứ, Canh Diễn (Từ Liêm) đến đây lập nghiệp bằng nghề đúc thiếc.
Sản phẩm của họ là những cây đèn thắp bằng dầu lạc, cây nến, lư hương, khay đựng chén, bình đựng chè, chóp nón… được đúc bằng thiếc thật gọn gàng, xinh xắn, chắc chắn không bị vỡ khi va đập, đánh rơi như những đồ sứ. Con phố nhỏ mang tên nghề thủ công: phố hàng Thiếc bắt đầu từ đó.
Ông tổ của phố nghề này là người họ Đỗ quê Đan Hội (Đan Phượng) – ông từng sang Trung Quốc học nghề đúc thiếc. Về nước ông tiếp tục làm nghề và dạy dân trong phố. Nhớ ơn ông người dân Yên Nội lập đình thờ ông ở số nhà 2 phố Hàng Nón tên gọi: Đình Đông Thổ (đất ở phía Đông của làng) Hàng Nón và Hàng Thiếc trước kia cùng một làng Yên Nội.
Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX dầu hỏa bắt đầu được người Pháp nhập vào Việt Nam, những chiếc thùng sắt tây sau khi dùng hết dầu hỏa, người thợ phố Hàng Thiếc bằng sự khéo léo nhạy bén, tinh xảo đã biến những chiếc thùng sắt tây “phế thải” thành những chiếc đèn dầu thắp sáng bằng sợi bấc nhúng trong dầu hỏa, có bóng đèn bằng thủy tinh che gó. Họ đúc những thỏi thiếc dài như chiếc đũa dùng mỏ hàn đồng nung trong lò than dí vào thỏi thiếc làm nóng chảy để hàn nên những chố ghép của sắt. Sản phẩm thêm chắc bền không bị rò gỉ nước. Rồi trước những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày phố hàng Thiếc cho ra đời hàng loạt những đồ gia dụng thiết yếu: chậu giặt, thùng đựng nước, xô, thùng gánh nước, gầu múc nước, ống máng thoát nước mưa, hộp đựng tiền xinh xinh, thùng đựng quần áo…
Cuộc sống ngày càng phát triển đồ nhựa xuất hiện với sức bành trướng thật dữ dội khiến thị phần phố Hàng Thiếc bị co hẹp những thùng gánh nước, thùng chứa nước, xô, chậu, đồ chơi trẻ em cùng nhiều mặt hàng truyền thống của Hàng Thiếc bị sức cạnh tranh mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại lấn át. Những người thợ “phố Hàng Thiếc” không chịu khoanh tay ngồi nhìn sự “phá sản” của “phố nghề”. Họ lao vào tìm kiếm thị trường mới, tiếp cận trực tiếp với khách hàng tạo những sản phẩm thích hợp với điều kiện, yêu cầu của “thượng đế”. Những bồn chứa nước, những cửa cuốn, những ống hút khói, khử mùi, những thiết bị nhà bếp… được ra đời và luôn thay đổi mẫu mã phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Quả thật để hình thành được phố nghề thịnh vượng phải trải qua một quá trình lâu dài với sức lao động bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt cộng với niềm say mê nghề nghiệp làm nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo nên những sản phẩm tân kỳ.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30