-->

Phố Hàng Bột xưa

Hàng Bột xưa là con đường kinh lý Bắc Nam, qua Ô Chợ Dừa lên Văn Miếu rồi sang Cửa Nam – Cửa phía Nam của thành Thăng Long. Nó  thuộc địa phận kinh thành cũ nhưng ở vòng ngoài mà  Ô Chợ Dừa  là một trong các cửa ô để vào Thăng long xưa.
pho hang bot xua Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
pho hang bot xua Nhiều vi phạm luật giao thông ở ngã 7 Ô Chợ Dừa

Từ Ô chợ dừa đi vào, phố Hàng Bột đi qua đất của các thôn - phía tây là các làng Dũ Hậu, Tiên Thù, Cận Tú Uyên đều thuộc tổng Yên Thành. Phía đông là các làng: Xã Đàn, Huy Văn, Hương Miến đều thuộc tổng Hữu Nghiêm, thuộc huyện Thọ Xương.Đến giữa thế kỷ 19, nhà Nguyễn đổi lại tên các thôn.

Từ thời Pháp, Phố Hàng Bột gọi là Rue Soeur Antoine. Hàng Bột là một đoạn đường thiên lý từ Nam ra Bắc, lối đi vào thành Thăng Long.Vùng này tuy là đất thuộc địa phận kinh thành cũ nhưng còn là ở vòng ngoài mà Chợ Dừa là một cửa ô.

pho hang bot xua
Một đoạn Phố Hàng Bột (Tôn Đức Thắng) năm 1991.

Suốt thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1945, địa giới phía nam thành phố Hà Nội chỉ đến con đường mới vạch đặt tên là Đường 221. Do vậy phố Hàng Bột đoạn dưới không thuộc đất quản lý của thành phố nên không được mở mang theo quy hoạch mà vẫn chỉ là con đường cái hàng tỉnh từ Hà Nội vào Hà Đông, chưa phải một đường phố chính thức.

Hai bên đường rất ít nhà cửa, có khu di chỉ cũ huyện Thọ Xương sau này chính phủ đem nhường cho bà sơ Antoine làm một trại thu nhận và nuôi người tàn, trại này sau cũng cúng vào công cuộc của bà sơ Antoine (nay là Nhà thờ Hàng Bột).

Theo nhiều người kể lại, năm 1910 Hàng Bột là một con đường cái không rộng trải đá lổn nhổn, có đường xe điện chạy sát mép đường bên phía tây. Sau này phố đã được mở rộng thành đường lớn. Hàng Bột trở thành một đường phố quan trọng hơn trước là từ ngày có phố Khâm Thiên, một xóm giải trí ăn chơi của người Hà Nội sẵn tiền, đồng thời cũng là khu vực ven nội bắt đầu phát triển những cơ sở sản xuất tiểu thủ công.

Tuy thế Hàng Bột là một đường phố lao động, làm ăn là chính,ở đây không có nhà hát, dù có vài nhà "săm" nó cũng chỉ là cái đuôi của xóm ăn chơi Khâm Thiên. Từ 1936 trở đi, phố Hàng Bột nhà cửa dần dần mọc lên kín hai hai bên đường. Tuy nhiên, con đường ngoại ô đi vào tỉnh lỵ Hà Đông này thường chỉ sầm uất người và xe cộ đi lại vào những ngày trong tháng có phiên chợ Tơ.

Phố Hàng Bột trước năm 1945, về mặt hành chính có hai bộ phận: Phần đất nội thành từ đầu phố giáp với Hàng Đãy chỗ cạnh Văn Miếu, đến dưới ngã ba vào ngõ Thông Phong, tức là bên dưới phố Quốc Tử Giám độ một trăm mét vì con đường ranh giới cũ của thành phố đi sát tường bên Nhà thờ Hàng Bột qua các làng Yên Trạch và Lương Sử tới cạnh khu Ga Hàng Cỏ. Phần đất ngoại thành kể từ ngã ba phố Phan Văn Trị và ngõ số 83 (nay là Xí nghiệp Duợc Phẩm) đến Ô Chợ Dừa .

Phần phố thuộc đất nội thành thì được bản đồ địa chính ghi là Rue Soeur Antoine còn phần phố nằm trên đất ngoại thành chính thức không có tên nhưng để tiện việc thư từ người ta cứ viết là phố Ăng Toan kéo dài (Rue Soeur Antoine prolongée). Còn tên thông thường vì người dân không phân biệt cứ gọi chung cả là phố Hàng Bột.

Năm 1988, Phố Hàng Bột đã đổi tên thành phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột. Phố Tôn Đức Thắng ngày nay được nhiều người biết đến vì nó là trục đường chính nối từ Ô chợ dừa đến tận ngã tư Nguyễn Thái học, Văn Miếu. Trên phố này ngày càng trở nên đông đúc và nhộn nhịp bởi tập trung rất nhiều cửa hàng bán giày dép và quần áo thời trang. Ngoài ra, trên trục đường này cũng còn một địa chỉ rất nổi tiếng đối với người dân Hà Nội đó là Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ngày nay, cái tên Phố Hàng Bột đã không còn được dùng nữa, nhưng trong tâm thức của rất nhiều người dân sống trên con phố này, cái tên Hàng Bột vẫn là một cái gì đó vừa thân quen và luôn nằm trong tâm chí của họ mỗi khi đi qua con phố này.

P.Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động