-->

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nói gì về vụ 10 giấy test nhanh Covid-19 ký khống?

Mặc dù cho biết, quy trình cấp giấy xét nghiệm là rất chặt chẽ, nhưng ông Đỗ Thế Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cũng cho rằng, không loại trừ có “kẽ hở” từ phía bệnh viện.
Chốt kiểm soát dịch phát hiện 4 thanh niên mang theo 10 giấy test nhanh âm tính ký khống

Trở lại vụ việc, ngày 16/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, tại chốt kiểm soát số 21 Quán Gánh (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) đơn vị phát hiện 4 thanh niên cất giấu 10 giấy test nhanh Covid-19 âm tính đã có chữ ký bác sĩ và đóng dấu Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nhưng để trống phần họ tên người xét nghiệm. Tại trụ sở Công an, một đối tượng khai nhận, đang mang 10 giấy xét nghiệm cho một điều dưỡng Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp…

Việc tàng trữ, sử dụng giấy xét nghiệm Covid-19 giả hoặc giấy ký khống có dấu hiệu phạm pháp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố vào thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp (thời điểm phát hiện vụ việc Thủ đô Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ). Vì vậy, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nói gì về vụ 10 giấy test nhanh Covid-19 ký khống?
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Để xác minh thông tin liên quan đến vụ việc trên, ngày 12/10 phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Ông Đỗ Thế Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, sau khi nhận được thông tin từ Công an huyện Thanh Trì, lãnh đạo và nhân viên bệnh viện khá bất ngờ. Lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu các phòng, ban liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề. Cán bộ Công an huyện Thanh Trì cũng đã có buổi làm việc với các phòng, ban liên quan, trích xuất camera an ninh trong bệnh viện, lấy chữ ký của một số cán bộ Khoa Xét nghiệm… để phục vụ công tác điều tra.

“Lãnh đạo Bệnh viện đã họp trao đổi với lãnh đạo Khoa Xét nghiệm, rà soát quy trình cấp giấy xét nghiệm, đồng thời yêu cầu các phòng, ban siết chặt quy trình quản lý trong thời gian tới. Từ trước tới nay, vấn đề quản lý, cấp giấy khám sức khỏe, giấy xét nghiệm… luôn được bệnh viện coi trọng, không có việc “tuồn” ra ngoài giấy xét nghiệm đã ký khống. Bệnh viện chưa xảy ra trường hợp trục lợi cá nhân từ các loại giấy tờ. Ngoài ra, phía bệnh viện cũng chưa được xem số giấy xét nghiệm thu được từ phía cơ quan chức năng nên không thể xác định được số giấy đó là giả hay thật. Chúng tôi vẫn đang chờ kết luận từ phía cơ quan công an”, ông Hùng cho biết.

Mặc dù cho biết, quy trình cấp giấy xét nghiệm là rất chặt chẽ, nhưng ông Hùng cũng cho rằng, không loại trừ có “kẽ hở” từ phía bệnh viện. Bệnh viện cũng đề nghị cơ quan Công an sớm có kết luận về vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, ai sai đến đâu xử lý đến đấy…

Liên quan đến quy trình cấp giấy xét nghiệm, ông Hoàng Công Trang - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện cho biết, khách hàng đến bệnh viện làm xét nghiệm Covid-19 sẽ được phát số thứ tự, bệnh viện tổ chức sắp xếp tiếp đón và đăng ký dữ liệu khách hàng vào hệ thống quản lý khám chữa bệnh của bệnh viện, sau đó thu tiền, lấy mẫu, trả kết quả... Thời gian khoảng 45 phút/trường hợp. Số giấy xét nghiệm cơ quan Công an thu giữ, bệnh viện cũng không được cung cấp nên không biết thông tin chi tiết về nội dung ghi bên trong.

Trong cuộc chiến chống “giặc” Covid-19, hàng vạn cán bộ y tế đã không quản hiểm nguy xông lên tuyến đầu và cũng có những y, bác sĩ đã ngã xuống. Chúng tôi không tin đồng nghiệp của họ lại có những người lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan. Vụ việc này đã gần 1 tháng trôi qua nhưng hàng trăm cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vẫn đang ngày đêm “ngóng” kết luận từ Công an huyện Thanh Trì. Còn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, mặc dù đã đặt lịch làm việc với Công huyện Thanh Trì từ ngày 4/10 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trong vụ việc cụ thể nêu trên, cần phải có kết luận từ phía cơ quan Công an để xác định hành vi phạm pháp của cá nhân, tổ chức (nếu có). Với trường hợp cá nhân làm giả giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 là cán bộ, công chức, người có quyền sử dụng con dấu làm giả giấy tờ, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì có thể bị xử lý kỷ luật mang tính nội bộ. Hình thức kỷ luật áp dụng tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, giáng chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Ngoài ra, nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi làm giả giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn có thể bị xử lý hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu bị kết án, người phạm tội có thể chịu mức phạt đến 07 năm tù.

Anh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động