-->

Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo

Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng gặp không ít khó khăn, nhưng thành phố Hà Nội đã có những cách làm hay, linh hoạt trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần quan trọng nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là về phòng, chống dịch Covid-19.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho trên 95% nữ công nhân viên chức lao động Nhân rộng các mô hình phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh

Đa dạng các hình thức tuyên truyền

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, năm 2021, Hội đồng Phối hợp PBGDPL đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, về phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng nhóm đối tượng, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, về phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng của cán bộ và nhân dân Thủ đô.

Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo
Công an huyện Thạch Thất tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân thông qua các áp phích tại trường học. Ảnh: Lê Thắm

Thông qua hệ thống thông tin đại chúng, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã mở chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân”; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, trực quan, biên soạn, in ấn và phát hành 50.000 cuốn sách “Tìm hiểu về pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Quốc hội phát động với kết quả Hà Nội có 97.203 người dự thi, là đơn vị đứng thứ nhất cả nước về số lượng người tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính, đảm bảo trật tự, văn minh đô thị; trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô cũng được đẩy mạnh.

Theo báo cáo của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, năm 2021, các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật như: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt Trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân, Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia; Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông; các quận, huyện: Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Đông Anh, Gia Lâm, Sơn Tây, Hoài Đức, Long Biên, Ba Vì, Mỹ Đức...

Đáng chú ý, việc tuyên truyền hai bộ Quy tắc ứng xử được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai đạt nhiều kết quả. Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thủ đô thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; người dân thực hiện tốt quy tắc ứng xử nhất là trong các lễ hội. Trong dịp cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Thành phố luôn thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

Cụ thể như Sở Y tế thực hiện phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện mô hình phục vụ “3 không” và “4 luôn” trong tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính (không gây phiền hà, sách nhiễu; không bổ sung hồ sơ quá một lần; không trễ hẹn); Liên đoàn Lao động triển khai chương trình “75 nghìn sáng kiến - vượt khó, phát triển”, các cấp Công đoàn tổ chức 1.357 chương trình “Lắng nghe - thấu hiểu - chia sẻ” lắng nghe 176.128 đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, những câu chuyện cảm động trong lao động và cuộc sống…báo Lao động Thủ đô thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm trực tuyến để tư vấn, chia sẻ các thông tin, kiến thức về pháp luật lao động, chế độ bảo hiểm qua đó giúp người lao động, đoàn viên Công đoàn nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần vào cải thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp…

Giúp người dân nắm rõ pháp luật về phòng, chống dịch

Xác định công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện toàn diện, thường xuyên, đúng trọng tâm, đúng thời điểm, do đó, từ khi dịch bệnh bùng phát, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể Thành phố đã bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để kịp thời truyền tải những chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Phổ biến kiến thức pháp luật: Điểm nhấn từ những cách làm sáng tạo
Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng xe lưu động đến các khu công nghiệp. Ảnh: Bảo Thoa

Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng đã luôn ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật hay xảy ra. Các hình thức tuyên truyền được tổ chức đa dạng như: Nhắn tin zalo đối với người dân; qua hệ thống loa truyền thanh, loa kéo; trang thông tin điện tử, truyền hình chạy chữ; trên phương tiện thông tin đại chúng, qua mô hình Cầu thang pháp luật, qua mạng xã hội, phát hành tài liệu… đã tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn, giúp người dân hiểu, nắm rõ quy định pháp luật về phòng, chống dịch.

Đáng quan tâm, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã có 1.032.665 người dự thi, trở thành Cuộc thi trực tuyến của Thành phố thu hút nhiều nhất số lượng người tham gia từ trước tới nay, tạo thành phong trào sôi nổi tìm hiểu và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố...

Khai thác hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội

Bước sang năm 2022, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Hội đồng Phối hợp PBGDPL sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch, chương trình, đề án công tác PBGDPL. Trong đó, tham mưu đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các luật, pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua; quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh nội dung phổ biến pháp luật theo nhiêm vụ chính trị của Thành phố, những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội trên địa bàn Thành phố... góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu UBND Thành phố trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL, định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn

Đồng thời, tham mưu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19 trong từng giai đoạn, thời điểm nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác PBGDPL...

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ chú trọng phát triển các mạng lưới tư vấn pháp luật ở các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể nhằm giải đáp trực tiếp các vướng mắc pháp luật cho các doanh nghiệp, người dân; tăng cường tổ chức đối thoại giữa người dân và chính quyền trong thực thi chính sách pháp luật; kết hợp tuyên truyền PBGDPL với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phát huy trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, công chức và viên chức, đặc biệt là người đứng đầu trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Từ thực tế cơ quan điều tra triệt phá nhiều vụ án liên quan đến sữa giả, sản phẩm giả cho thấy, đối tượng làm giả còn tinh vi đến mức đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đó tại cơ quan quản lý Nhà nước. Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cơ quan Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na về hành vi giết người. Hành vi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm của đối tượng Na đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng, người phụ nữ mất nhân tính này phải bị pháp luật xử lý ở mức án cao nhất...
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Sau khi không còn công an cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng ông an xã có thẩm quyền rộng hơn khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, thậm chí có quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Để làm rõ nhiệm vụ của công an xã, Bộ Công an đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết.
Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Đối với các trường hợp vi phạm được thông báo trước ngày 1/3, trong đó có yêu cầu đến Công an cấp huyện để giải quyết, thì người dân liên hệ tới Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú hoặc nơi phát hiện vi phạm để giải quyết.
Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng phát triển, việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên, theo quy định có nhiều điểm cần lưu ý.
Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến thì truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn dịch vụ “Đổi giấy phép lái xe”...
Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Mới đây, Bộ Công an đã công bố Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (dự thảo lần 2); trong đó, Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt mang/sử dụng điện thoại ở cây xăng.
Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Nhiều tài xế xe máy của các hãng xe công nghệ thường xuyên gắn điện thoại lên giá đỡ để xem bản đồ, thuận tiện hơn trong việc "nhận đơn" hoặc xem thông báo "cuốc" khách. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP việc gắn điện thoại lên giá đỡ chỉ để xem bản đồ, không thao tác bằng tay khi di chuyển có bị phạt?
Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Hoạt động mua bán dữ liệu của công dân, người dùng internet trên thế giới và Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp về số vụ và số lượng thông tin bị rò rỉ. Có trên 66% người dùng xác nhận rằng thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép. Việc lộ lọt dữ liệu cá nhân cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các đối tượng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng nhắm đến.
Xem thêm
Phiên bản di động