-->

Phim truyền hình Việt nỗ lực giành thị phần khán giả

Dù phải cạnh tranh khán giả với các loại hình giải trí khác, đặc biệt là các gameshow, nhưng phim truyền hình Việt thời gian qua đã có nhiều khởi sắc.
phim truyen hinh viet no luc gianh thi phan khan gia Được lòng khán giả
phim truyen hinh viet no luc gianh thi phan khan gia Phim truyền hình "Lời thì thầm của quá khứ"- cuốn hút từ nội dung đến hình ảnh

Ngay đầu tháng 4.2017, nhiều phim vừa lên sóng đã được khán giả đón nhận, tạo nên những cơn sốt trên mạng xã hội và được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Với việc đổi mới đề tài, đầu tư kịch bản hấp dẫn, các nhà Đài và nhà sản xuất đã nỗ lực để đem đến gam màu sáng cho phim truyền hình Việt 2017.

phim truyen hinh viet no luc gianh thi phan khan gia
Thời gian qua, phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” nhận được sự yêu thích của khán giả trẻ (ảnh TH cung cấp).

Vừa lên sóng đã gây “bão” mạng

Tiếp nối sự khởi sắc của phim truyền hình trong năm 2016, ngay từ đầu năm 2017, một loạt phim mới, hấp dẫn đã ra mắt khán giả. Trong đó có “Người phán xử”, “Lặng yên dưới vực sâu”, “Vực thẳm vô hình”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Hồ sơ lửa”… Các phim này đều được phát sóng vào nhiều khung giờ các ngày trong tuần, trên các đài từ trung ương đến địa phương.

Đặc biệt, đáng chú ý hơn cả là 2 bộ phim gây “bão” mạng xã hội ngay từ khi vừa lên sóng trong tháng 4 là “Người phán xử” - bộ phim về tâm lý tội phạm của 3 đạo diễn Mai Hiền - Danh Dũng - Khải Anh - và “Sống chung với mẹ chồng” của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Đề tài phim không mới, nhưng kịch bản hấp dẫn, diễn xuất của các lớp diễn viên đã giúp phim chiếm được cảm tình của khán giả.

“Sống chung với mẹ chồng” ngay từ lúc mới đưa ra trailer đã gây chú ý. Chỉ sau hơn 25 giờ, trailer đã thu hút 3,6 triệu lượt xem, hơn 56.000 lượt like, gần 57.000 lượt share, 32.000 lượt bình luận trên trang fanpage chính thức của phim. Hiếm có bộ phim nào được quan tâm, săn đón và bàn luận rôm rả trên các diễn đàn như thế. Sau mỗi tập phim “Người phán xử” cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả trên mạng xã hội. Ngoài ra, suốt 2 tuần qua, tên phim liên tục xuất hiện trong danh sách những từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất trên Google.

Điểm chung của hai bộ phim truyền hình Việt đang gây chú ý là có sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội, cùng với đó những gương mặt trẻ tài năng. NSND Lan Hương đã “lột xác” từ hình ảnh hiền lành, tần tảo trong các vai diễn trước đó để trở thành bà mẹ chồng tai quái trong “Sống chung với mẹ chồng”. Còn NSND Hoàng Dũng được ví là “linh hồn” của “Người phán xử” khi không chỉ vào vai ông trùm trong thế giới ngầm rất đạt mà còn nâng đỡ, dẫn dắt các diễn viên trẻ trong phim.

Thêm nữa, cả hai phim này đều được thu tiếng đồng bộ. Khi phim lên sóng, rất ít khán giả phàn nàn về sự vụng về trong kỹ thuật lồng tiếng như một số phim truyền hình trước đó. Nhưng điểm mấu chốt làm nên sức hấp dẫn là ở kịch bản phim. Với độ dài 46 tập, “Người phán xử” là một bức tranh chân thực, khốc liệt về cuộc chiến giành quyền lực trong thế giới ngầm của giới giang hồ hiện đại và hành trình chống tội phạm của cơ quan chức năng. Được Việt hóa từ kịch bản phim Israel với nhiều kịch tính, hấp dẫn, bộ phim còn được thực hiện theo phong cách kể chuyện nhanh, hiện đại... “Xem hay, kiểu như xem Bố già phiên bản Việt”, “Lâu lắm rồi mới có bộ phim Việt hay như vậy”... là những phản hồi của khán giả sau khi những tập đầu của phim lên sóng.

Còn “Sống chung với mẹ chồng” đã khai thác đề tài gần gũi với đời sống, với những câu chuyện mà bất cứ ai có thể nhìn thấy mình trong đó, mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc gia đình. Những bộ phim này cũng đang góp phần kéo khán giả Việt quay trở lại với phim truyền hình Việt.

phim truyen hinh viet no luc gianh thi phan khan gia
"Hồ sơ lửa" với sự tham gia của Phan Thị Mơ và nhiều người đẹp khác (ảnh TH cung cấp).

Nỗ lực giữ khán giả

Trong năm 2016, thị trường phim phía Nam một thời sôi động đã lâm cảnh chợ chiều, trong khi các nhà làm phim phía Bắc liên tục cho ra đời những bộ phim được khán giả quan tâm. Một phần vì thị trường phía nam phải chịu sức ép và cạnh tranh khốc liệt với các chương trình giải trí, gameshow hài lên sóng tràn ngập vào khung giờ vàng các ngày trong tuần.

Để đi tìm phân khúc khán giả riêng của mình, nhiều nhà sản xuất phía nam hướng đến dòng phim tâm lý xã hội - điều tra - hình sự, có sự đầu tư về kịch bản, diễn xuất, cảnh quay như: “Đặc vụ ở Ma Cao”, “Vòng tròn tội lỗi”, “Kẻ giấu mặt”, “Thủy cơ”…

Đặc biệt, “Hồ sơ lửa”- bộ phim truyền hình có độ dài kỷ lục, hơn 1.100 tập - cũng vừa ra mắt, với sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội từ Nam ra Bắc. Đây cũng là bộ phim có sự tham gia của nhiều người đẹp, đảm nhận các vai chính trong phim. Kịch bản lôi cuốn, cùng sự góp mặt của nhiều gương mặt nổi tiếng, nhà sản xuất “Hồ sơ lửa” kỳ vọng phim sẽ “giữ chân” được khán giả trong suốt 3 năm phim phát sóng (từ 2017-2020).

Ngoài đầu tư về nội dung, dàn diễn viên, thời gian qua, nhiều đài truyền hình cũng bắt đầu dành những khung giờ ưu ái cho phim truyền hình Việt. Từ tháng 2.2017, Đài truyền hình TPHCM quyết định thay đổi cơ cấu bằng cách dành riêng cho phim truyền hình Việt Nam khung 22 giờ trên HTV9. 3 bộ phim Việt đầu tiên được chọn làm “phát pháo mở đầu” khung giờ phim Việt chính là “Nhà có hai cửa chính” của đạo diễn Nguyễn Minh Cao, “Mật danh Rocket” của đạo diễn Trần Huy Cường và “Chung cư cảnh sát” của đạo diễn Đặng Minh Quốc.

VTV1 và VTV3 cũng chọn chia nhỏ đất phát sóng cho nhiều dạng phim, từ chính luận đến giải trí trong tuần, để đảm bảo các ngày đều có phim truyền hình Việt lên sóng. Một số phim do VFC sản xuất thời gian qua như “Zippo, mù tạt và em”, “Tuổi thanh xuân 2”, “Lựa chọn cuối cùng”, “Câu hỏi số 5”… phát sóng trên VTV1, VTV3 thu hút được khán giả nhờ nội dung, tình tiết hấp dẫn. Tập trung khai thác về số phận con người, nhấn mạnh vào khía cạnh tình cảm, đầu tư kịch bản, các nhà sản xuất phim truyền hình Việt đang nỗ lực để có được những tác phẩm sâu lắng hơn, chạm vào trái tim người xem hơn.

Giấc mơ xuất khẩu phim truyền hình Việt

Trong buổi ra mắt phim “Người phán xử” diễn ra mới đây, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Hãng phim VFC - đã chia sẻ với báo giới về câu chuyện xuất khẩu phim truyền hình Việt trong tương lai. Ông cho biết “Người phán xử” - bộ phim được VFC đầu tư- đạt chuẩn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật, có thể mở ra hướng xuất khẩu phim Việt sang các nước trong khu vực.

Đúng là “Người phán xử” mới lên sóng đã “gây sốt”, thu hút khán giả, nhưng câu chuyện “xuất khẩu phim truyền hình Việt” mà đạo diễn Thanh Hải đưa ra bị nhiều người cho là… “chỉ là giấc mơ”.

Thực tế, VFC thời gian qua sản xuất một số bộ phim phát sóng ở Nhật như “Người cộng sự”, “Dưới bầu trời xa cách” hay “Tuổi thanh xuân” phát ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, các dự án này đều là hợp tác mà chưa được tính là xuất khẩu phim. Hơn nữa, so về mặt bằng, nhất là về chất lượng, thị trường phim Việt Nam vẫn đang đi sau các nước, không nói xa xôi mà cận kề như Thái Lan, Philippines, chứ chưa nói đến các nước ở Châu Á hay thế giới. Và trước khi nghĩ đến chuyện đưa phim Việt ra thế giới, các nhà làm phim trước tiên hãy nghĩ cách “chinh phục” và thuyết phục được chính khán giả trong nước, để phim Việt không còn “thất thủ” trên chính sân nhà.

Bích Hà (laodong.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động