--> -->

Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương

Sáng 23/3, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Hà Nội: Phấn đấu phát triển mới 30-40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới Tích cực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô

Tham dự chương trình có ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Báo cáo tóm tắt kết quả chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy, trong những năm qua, chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt là vai trò của các Sở, ngành tham gia vào đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Sau 3 năm triển khai, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân, đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Trong đó 4.469 sản phẩm của 2.439 chủ thể đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020); 1,7% tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá có tiềm năng 5 sao.

Các sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý; được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP.

Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình, tất cả mục tiêu của chương trình đều vượt chỉ tiêu, tạo ra bước đột phá về sản xuất hàng hóa, kinh tế nông thôn.

Đặc biệt, sản phẩm OCOP bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Các địa phương đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình OCOP cũng góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình triển khai chương trình OCOP. Bên cạnh đó, đồng chí Trịnh Đình Dũng cũng đề cao sự trách nghiệm của các tổ chức kinh tế và người dân đã đưa đến những thành tựu trong chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 7 tập thể có thành tích tiêu biểu trong triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020.
Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Các tập thể, chủ thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai chương trình OCOP nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cùng với kết quả đạt được, chương trình OCOP vẫn tồn tại những hạn chế, thậm chí là thách thức, do đó, ông Trịnh Đình Dũng đề nghị thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung khắc phục những khó khăn, hạn chế của chương trình.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ như: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, muộn nhất là 6/2021; tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm đã được xác định trong đó lưu ý đến sản phẩm có lợi thế đặc trưng của địa phương.

Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương
Các sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu bên lề hội nghị.

Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chế biến sâu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá bài bản, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP; từng bước định hướng nâng cao chất lượng tăng cường đổi mới sáng tạo, nhất là đối với sản phẩm OCOP đạt cấp độ quốc gia.

"Đặc biệt, trong quá trình triển khai chương trình OCOP tuyệt đối không làm theo phong trào mà phải dựa trên cơ sở cung – cầu, gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của mỗi con người, địa phương và vùng miền"- ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Cũng trong khuôn khổ diễn ra hội nghị, 7 tập thể có thành tích tiêu biểu trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020 đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 98 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động