Phát triển nhân lực chất lượng cao Vùng Đông Nam Bộ
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao |
Nhu cầu rất lớn
Với vai trò là đầu tàu kinh tế, trung tâm khoa học - công nghệ lớn nhất cả nước và Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng tỷ lệ lao động (LĐ) đã qua đào tạo đạt 87% trong tổng số LĐ đang làm việc; đến năm 2030 đạt 89%. Năm 2025, tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo theo các chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN cho ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ít nhất 30% vào năm 2030.
Các tỉnh Đông Nam Bộ đang chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đón các doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương cho biết, trong năm 2024, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn cần khoảng từ 60.000 - 80.000 công nhân lao động. Trong quý I/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương đã giao dịch, kết nối thông tin với hơn 1.400 DN đăng ký tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến, với nhu cầu tuyển dụng hơn 22.600 LĐ (tăng 76% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, nhu cầu về LĐ có trình độ chuyên môn quý I/2024 cần hơn 2.000 LĐ và hơn 20.650 LĐ có tay nghề (tăng gần 80% so với cùng kỳ năm trước và những tháng cuối năm 2023). Qua đó đã cơ bản kịp thời kết nối, giải quyết nhu cầu việc làm cũng như nhu cầu tuyển dụng của cả DN và người lao động.
Còn theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, 600 DN trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng LĐ, trong đó có nhiều DN cần tuyển LĐ chất lượng cao nhưng không tuyển dụng đủ như nhu cầu. Đơn cử như Công ty TNHH Elite Long Thành (KCN Lộc An - Bình Sơn) ngay từ đầu năm đến nay cần tuyển dụng gần 1.700 LĐ. Trong đó, 1.500 công nhân may và 200 LĐ trình độ cao nhưng đến nay vẫn chưa tuyển đủ.
Tương tự, Công ty TNHH Shingmark Vina (KCN Bàu Xéo, Trảng Bom) cần tuyển hơn 3.000 LĐ ngay từ sau Tết Nguyên đán trong đó cần gấp nguồn LĐ trình độ chuyên môn cao với các yêu cầu tiếng Anh, tiếng Trung, thành thạo vi tính. Hay Công ty TNHH Cibao (KCN Suối Tre, Long Khánh) là đơn vị lâu năm trong lĩnh vực da giày cũng đang cần gấp lượng lớn LĐ phổ thông lẫn các vị trí chuyên môn trình độ cao như: quản lý chất lượng, quản lý nhà máy, thợ điện,… với các yêu cầu cao về tiếng Anh, tiếng Hoa…
Là một trong những địa phương có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất cả nước với 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Đồng Nai định hướng của tỉnh là sẽ ưu tiên thu hút những dự án đầu tư có chất xám cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, sử dụng ít LĐ phổ thông, đẩy mạnh tự động hóa. Bên cạnh nhu cầu của các khu công nghiệp thì một đại dự án dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2026 là Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ cần gần 14.000 LĐ. Trong đó riêng lao động trình độ trung cấp và cao đẳng là hơn 2.200 LĐ, trình độ sơ cấp hơn 3.800 người, còn lại là trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và lao động phổ thông.
Tuy nhiên, trước sự thay đổi về nhu cầu lao động này đến nay nguồn nhân lực chất lượng cao đều không đủ cung ứng.
Gấp rút đào tạo
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, sắp tới khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, sẽ cần một lượng LĐ chất lượng cao rất lớn. Theo đó, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp thì người LĐ cần có trình độ tiếng Anh. Để chuẩn bị nguồn nhân lực này, toàn tỉnh hiện có 6 trường đại học, 10 trường cao đẳng và 5 trường trung cấp, đào tạo nhiều ngành nghề. Trong đó, đào tạo nhân lực chất lượng cao đang là yêu cầu cấp bách bởi thị trường lao động hiện nay đang thiếu rất lớn đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng mềm tốt.
Tương tự, Bình Dương là tỉnh có nền công nghiệp phát triển sôi động của cả nước nói chung và vùng Đồng Nam Bộ nói riêng, hiện tỉnh này thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các dự án “khủng”. Theo đó, tính đến nay có 4.000 dự án đầu tư vốn nước ngoài (FDI) đã chọn Bình Dương làm địa điểm đầu tư và sản xuất, góp phần tạo sức bật cho nền kinh tế và xã hội của địa phương. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tỉnh này phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ thực tế này, tỉnh Bình Dương đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của DN và xã hội.
Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI đề ra mục tiêu: “Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35% (tăng trung bình 1%/năm). Hàng năm, giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 LĐ”.
Mới đây, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) khai giảng và tiến hành đào tạo thêm gần 1.000 sinh viên mới theo các ngành học quan trọng như: Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Điều dưỡng, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, kinh tế. Đây là nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trước đó, tại Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Giáo dục vào Đào tạo tổ chức tại Bình Dương, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo các địa phương trong vùng tiếp tục đầu tư nguồn lực, khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực.
Hiện toàn vùng này có gần 60 trường đại học, hơn 300 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, trên 70.000 sinh viên và 6.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt gần 87%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng đạt gần 30% (đứng thứ 2 trong 6 vùng kinh tế - xã hội, chỉ sau Đồng bằng sông Hồng). Tỷ lệ dân số có trình độ Đại học trở lên của cả vùng khoảng 7%.
Thành Đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24