--> -->

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Đồng bộ các giải pháp để lành mạnh hoá thị trường bất động sản Hà Nội rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính về xây dựng nhà ở xã hội

Phát triển hài hoà vật chất, tinh thần

Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phát triển nhà ở cho người dân và được cụ thể hóa trong nhiều chủ trương, chính sách về bảo đảm an sinh xã hội trong các Nghị quyết của Đảng. Cụ thể, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “… phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...”.

Đặc biệt, khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII nhiệm kỳ 2016-2020 tại Đại hội XIII (nhiệm kỳ 2021-2026) của Đảng, trong phần “Thực hiện các đột phá chiến lược” đã nhận định: “Thể chế phát triển thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất đang dần được hoàn thiện hơn, huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn cung và lượng giao dịch thành công ở các phân khúc thị trường bất động sản, nhất là nhà ở đều có sự tăng trưởng tốt...

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn
Tính trong giai đoạn 2021-2024, Hà Nội đã hoàn thành 13 dự án nhà ở xã hội với 11.334 căn hộ, chiếm gần 1/6 tổng số căn hộ cả nước hoàn thành trong giai đoạn 2021-2024.

Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp nhân dân, Đại hội XIII xác định phương hướng và giải pháp trọng tâm thời gian tới là đặt vấn đề nhà ở xã hội trong tổng thể nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội, chăm lo con người: “Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phát triển và mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 27 - 27,5 m2 sàn/người”.

Để sớm đưa các chính sách vào thực tiễn, ngày 22/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược phát triển nhà ở đã thể hiện sâu sắc quan điểm, mục tiêu về diện tích, chất lượng, định hướng chính sách và đề ra các nhóm giải pháp toàn diện nhằm phát triển nhà ở, gồm: Nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở theo chương trình mục tiêu, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình và cá nhân, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, quản lý, vận hành nhà chung cư. Đây là chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước về vấn đề nhà ở, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở.

Chính phủ cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể, các cấp, các ngành, chủ sử dụng lao động trong việc phát triển nhà ở, bảo đảm chỗ ở cho người lao động. Chỗ ở của công nhân phải là một phần của hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp. Với việc triển khai chủ trương này, sẽ khắc phục được hạn chế trong phát triển khu công nghiệp thiếu đồng bộ hiện nay: Bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn; theo phương thức phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất, quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Tiếp đó, ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đề cập đến nội dung phát triển nhà ở xã hội: “Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội; Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp; Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước và từng tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội”.

Rõ ràng, đây là những quan điểm và chủ trương quan trọng góp phần định hướng vĩ mô trong phát triển nhà ở xã hội, đó không đơn thuần là những chính sách an sinh xã hội mà còn là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, công bằng và tiến bộ trong từng bước và toàn bộ quá trình phát triển đất nước.

Hà Nội là “điểm sáng”

Sự vào cuộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đem đến những “động lực” mới cho câu chuyện phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, đến nay nhằm triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, đã có 10 địa phương đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Đã có 30 địa phương ban hành kế hoạch triển khai Đề án.

Tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Theo đó, hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Nhiều địa phương đã quan tâm, dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: Đồng Nai (1.064ha), Quảng Ninh (666ha), Hải Phòng (336ha), Bình Dương (408ha),...

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn
Ảnh minh họa.

Cũng qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn. Riêng trong năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành; 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng; số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn.

Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Năm 2024, số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn. Có 26 dự án với quy mô 27.819 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng. Đến nay có 103 dự án với quy mô 66.755 căn đã hoàn thành. Riêng trong năm 2024 có 28 dự án với quy mô 21.874 căn đã hoàn thành. Rõ ràng, khi bộ máy đã vào guồng, việc hoàn thành mục tiêu xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng những số liệu “sáng” nêu trên chưa phản ánh đúng thực tế câu chuyện về phát triển nhà ở xã hội bởi sau 4 năm triển khai đề án, nhiều địa phương chỉ ghi nhận mức hoàn thành giai đoạn 2021-2024 khá thấp, nhiều tỉnh, thành phố chưa có căn hộ hoàn thành. Ngay cả Thủ đô Hà Nội dù vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra những vẫn là “điểm sáng” với 11.334 căn hộ của 13 dự án nhà ở xã hội, chiếm gần 1/6 tổng số căn hộ cả nước hoàn thành trong giai đoạn 2021-2024.

Theo ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2025, tại Hà Nội sẽ khởi công một số dự án nhà ở xã hội mới. Đáng chú ý, một số nhóm dự án nhà ở xã hội còn vướng mắc, đơn vị đã kịp thời tháo gỡ. Cụ thể, vào đầu tháng 12/2024, chủ đầu tư Udic đã khởi công nhà xã hội N01 Hạ Đình, ngõ 214 Nguyễn Xiển, huyện Thanh Trì. Dự án có 255 căn để bán và 110 căn cho thuê. Giá bán tạm tính 25 triệu đồng/m2, tương đương 1,75 tỷ đồng với căn diện tích 70 m2. Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê căn hộ tại dự án từ quý cuối năm 2025.

Giữa tháng 12, khu nhà xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh cũng được khởi công với 4 khối nhà cao 9 tầng, cung cấp 466 căn hộ cho người thu nhập thấp và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở Hà Nội. Đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng công ty 319, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2026.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Tuấn cho biết, trong năm 2025 thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục khởi công 5 dự án với quy mô 10.220 căn hộ, đồng thời, chấp thuận chủ đầu tư mới với khoảng 6 dự án đầu tư, cũng quy mô khoảng 10.500 căn hộ. Giai đoạn 2026 - 2030, theo chỉ tiêu giao là 37.500 căn, thành phố Hà Nội cũng chuẩn bị 5 dự án, sẽ có khoảng 57.170 căn hộ đáp ứng các chỉ tiêu được giao.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng sẽ đi đầu trong việc thiết lập các khu nhà ở xã hội tập trung. Hiện thành phố đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung, trước mắt đang triển khai đấu thầu và chọn nhà đầu tư, với 2 khu nhà ở xã hội tập trung ở trên địa bàn huyện Đông Anh là Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, quy mô đất là 84 ha, sẽ cung cấp khoảng 6.500 căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới. 3 khu nhà ở xã hội tập trung còn lại tại Cổ Bi của huyện Gia Lâm, Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì và huyện Đông Anh, quy mô 160 ha cũng sẽ triển khai thời gian tiếp theo. Đây là những tín hiệu tích cực với thị trường nhà ở xã hội tại Hà Nội, mang đến thêm nhiều “cơ hội” cho người dân.

Trong thời gian tới, để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong triển khai các dự án nhà ở xã hội, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị, ban ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội. Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030”.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà lưu trú công nhân và nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân. UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra các thủ tục pháp lý, lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư đủ điều kiện được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

Ngày 16/5, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Tại Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức trong chiều 16/5, bên cạnh chia sẻ từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hội nghị cũng dành thời gian lắng nghe tiếng nói từ các nhà khoa học, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

Ngày 16/5, tại Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Hội nghị đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối các trường tiểu học trên địa bàn quận trong năm học 2024 - 2025. Hội nghị diễn ra với tinh thần công khai, dân chủ, thu hút sự tham gia của Chủ tịch Công đoàn các trường tiểu học trên địa bàn quận.
Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Với 2.100 công đoàn viên tại 17 cơ sở, chiếm gần 80% tổng số cán bộ nhân viên, Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được các Công đoàn cơ sở và công nhân, lao động trực thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Để sẵn sàng cho việc bàn giao căn hộ vào quý III/2025 và khai thác tòa nhà văn phòng với nhiều dịch vụ tiện ích, ngày 7/5, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong, chủ đầu tư dự án Roxana Plaza, quốc lộ 13, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, Bình Dương đã nhập 5 máy biến thế với công suất 1600 KVA về dự án để phục vụ việc hạ trạm, đấu điện cho dự án.
Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì

Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì

Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích khoảng 49.704 m2, tổng vốn đầu tư gần 3.478 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2028.
Khu đô thị Vạn Phúc là công trình tiêu biểu của TP.HCM

Khu đô thị Vạn Phúc là công trình tiêu biểu của TP.HCM

Khu đô thị Vạn Phúc (Vạn Phúc City) xuất sắc được vinh danh là một trong 7 dự án bất động sản tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong lễ vinh danh 50 công trình tiêu biểu của Thành phố nhân dịp kỷ niệm đại lễ 30/4 của đất nước.
Hà Nội chuẩn bị đấu giá đất tại một số huyện

Hà Nội chuẩn bị đấu giá đất tại một số huyện

Trong tháng 5/2025, các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hoài Đức và Thạch Thất sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với hàng trăm lô đất ra thị trường.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên

Mới đây, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đã công bố kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên).
Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Ngày 21/4, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong (chủ đầu tư) tổ chức lễ khởi công khu căn hộ, căn hộ dịch vụ, khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê thuộc gói thầu thi công kết cấu khối văn phòng, hạ tầng cảnh quan thuộc dự án bất động sản Roxana Plaza.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Xem thêm
Phiên bản di động