--> -->

Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Làm sao khơi gợi tiềm năng?

Hà Nội là vùng đất có nhiều làng nghề được hình thành, tồn tại và phát triển từ rất sớm, tạo nên những nét đặc sắc riêng có. Ở các địa phương, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các làng nghề không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đưa ngành du lịch phát triển ngày một đa dạng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Thủ đô Hà Nội Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề

Tiềm năng du lịch lớn

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hà Nội là địa phương tập trung số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận, thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Làm sao khơi gợi tiềm năng?
Phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ là lối đi bền vững giúp phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. (Ảnh: Đinh Luyện)

Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời là nơi chứa đựng các giá trị về văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa khác vốn là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển thủ công mỹ nghệ và du lịch văn hóa, vốn là lĩnh vực cấu thành nên ngành công nghiệp văn hóa.

Mỗi làng nghề của Hà Nội đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chẳng hạn như, làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… đã và đang thành công trong việc phát triển du lịch làng nghề khi đón nhiều lượt khách du lịch trong ngày với các hoạt động tham quan nơi sản xuất, mua hàng làm quà lưu niệm.

Không chỉ vậy, Hà Nội còn nhiều làng nghề lâu đời khác như mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La, khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên), phường rối Chàng Sơn (huyện Thạch Thất)... đều là những nơi có tiềm năng lớn trong việc phát triển trở thành điểm du lịch, có thể gắn kết với các sản phẩm du lịch khác để phát triển bền vững.

Thực tế cũng cho thấy, phát triển loại hình du lịch làng nghề mang lại lợi ích kép về kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Nếu phát huy được hiệu quả tiềm năng của các làng nghề thì lợi ích mang lại là rất lớn. Để khai thác phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững, nhằm phát huy hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm tới công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cũng như khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống trong khu vực làng nghề, nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, tạo sức hút với du khách.

Mở ra hướng đi mới

Hà Nội là địa phương duy nhất trên cả nước ban hành Nghị quyết và xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp văn hóa, coi ngành thủ công mỹ nghệ - làng nghề truyền thống là lĩnh vực công nghiệp sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố.

Ở câu chuyện biến tiềm năng thành lợi thế, nhờ sự hoạch định rõ đường hướng nên thị xã Sơn Tây đã trở thành điển hình trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của Hà Nội. Theo Thị ủy Sơn Tây, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô với tính chất là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vậy, đến Sơn Tây, ngoài việc được tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng xứ Đoài thì du khách còn được tìm hiểu một số nghề truyền thống vẫn được người dân nơi đây gìn giữ.

Đơn cử, bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh) là món ăn vô cùng bình dị của xứ Đoài được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo tẻ, mộc nhĩ, thịt, hành khô. Năm 2007, Phú Nhi được công nhận là làng nghề bánh tẻ truyền thống. Năm 2010, làng nghề Phú Nhi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng thương hiệu “Bánh tẻ Phú Nhi”. Đây là cơ hội để người dân tự tin sống bằng nghề làm bánh tẻ truyền thống. Hiện nay, ngoài bán tại địa phương, bánh tẻ Phú Nhi đã có mặt ở khắp các điểm du lịch của Sơn Tây và được nhiều du khách yêu thích...

Tương tự, tại huyện Thường Tín, địa phương này có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống với nhiều làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nghề hoa cây cảnh Hồng Vân, bánh dày Quán Gánh, lược sừng Thụy Ứng...

Hiện tại, trên địa bàn huyện được UBND Thành phố công nhận 4 điểm du lịch, gồm: Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái, điểm du lịch làng nghề sừng Thụy Ứng và điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm. Với thế mạnh và tiềm năng vốn có, Thường Tín đã và đang tập trung đẩy mạnh liên kết các địa phương có lợi thế về du lịch, đồng thời liên kết trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các điểm du lịch trên địa bàn.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi tất yếu để vừa giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương, vừa thúc đẩy du lịch phát triển. Do vậy, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch làng nghề; quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề một cách bài bản…

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Du lịch Hà Nội nắm bắt thời điểm vàng để bứt tốc dịp 2/9

Du lịch Hà Nội nắm bắt thời điểm vàng để bứt tốc dịp 2/9

Với nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, Hà Nội đang là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 2/9. Đây là thời điểm vàng để du lịch Hà Nội bứt tốc, cả về lượng khách và chất lượng trải nghiệm.
Huyền thoại golf thế giới Greg Norman làm Đại sứ Du lịch Việt Nam

Huyền thoại golf thế giới Greg Norman làm Đại sứ Du lịch Việt Nam

Ngày 18/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chính thức trao Quyết định bổ nhiệm ông Gregory John Norman (gọi tắt là Greg Norman) - huyền thoại golf thế giới - đảm nhiệm vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại sứ Du lịch Việt Nam sẽ góp phần lan tỏa và định vị thương hiệu du lịch trên toàn cầu.
Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình

Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình

Nếu bạn đang tìm một bãi biển không quá đông đúc, nơi có thể thật sự “sống chậm” và tận hưởng thiên nhiên một cách trọn vẹn, thì Dốc Lết là lựa chọn không thể bỏ qua.
MICE EXPO 2025 quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước

MICE EXPO 2025 quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước

MICE EXPO 2025 dự kiến quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước và 1.500 đại biểu, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình đưa Việt Nam trở thành điểm đến MICE có bản sắc.
Phát động cuộc thi: Happy Nghệ An

Phát động cuộc thi: Happy Nghệ An

Ngày 14/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An tỉnh Nghệ An ban hành Thể lệ cuộc thi ảnh, video với chủ đề “Nghệ An hạnh phúc - Happy Nghệ An 2025”. Đây là sân chơi nghệ thuật nhằm giới thiệu, quảng bá cảnh đẹp, nét văn hóa độc đáo và hình ảnh con người Nghệ An đến đông đảo công chúng trong nước, quốc tế.
Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Ngày 13/7, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời cứu nạn thành công 2 nạn nhân bị thương sau khi xe máy mất lái, rơi xuống vực sâu tại Vườn Quốc gia Ba Vì.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, ngành du lịch trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng.
Biển Tiên Trang - Nét hoang sơ quyến rũ của xứ Thanh

Biển Tiên Trang - Nét hoang sơ quyến rũ của xứ Thanh

Nếu đang tìm kiếm một điểm đến yên bình, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, biển Tiên Trang tại xã Quảng Lợi, tỉnh Thanh Hóa chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động