Phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ tại thành nhà Hồ
Thanh Hóa: Chi hơn 90 tỷ đồng khảo cổ Thành nhà Hồ |
Theo đó, những dấu tích kiến trúc và các di vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh, động Hồ Công... nhưng được phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ diện tích khoảng 100m2 và trên độ cao 30 - 40m bên phải chùa Du Anh. Các hiện vật được tìm thấy nhiều nhất là ngói với nhiều loại, như ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò, ngói lá đề... Nhiều loại được trang trí tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc vàng. Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia có khung niên đại từ thế kỷ 14-16.
Nơi phát hiện dấu tích và di vật |
Ngói tráng men xanh được phát hiện tại thành nhà Hồ |
Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu (1400-1407), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá, có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và có giá trị độc đáo duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Thành nhà Hồ được xây trong thời gian ngắn khoảng 3 tháng và đã tồn tại hơn 6 thế kỷ. Vào ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. |
Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ còn phát hiện tại đây có nhiều gạch vồ lớn, kích thước 45 x 24 x 7cm, trong đó một số viên được tìm thấy có in khắc chữ Hán – Nôm ghi tên các địa danh sản xuất. Mặt khác, còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, có đường kính 41 x 41cm, cùng với nhiều đồ gốm sứ có kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm như gốm men nâu, men ngọc, men trắng ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh thạp, bình, bát đĩa... và nhiều đồ sành với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân và cổ có trang trí hoa văn hình sóng nước, một số có núm trang trí có niên đại thế kỷ 14-15.
Việc phát hiện những dấu tích kiến trúc và các di vật tại vùng đệm khu di sản thế giới thành nhà Hồ là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa trong việc bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Trước đó, cũng tại khu vực núi Xuân Đài, vào tháng 11/2012, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cũng đã phát hiện những dấu tích của một công trường khai thác đá lớn, được xác định để lấy đá xây dựng thành nhà Hồ. Đây là công trường khai thác đá cổ thứ 2 dùng để xây dựng thành nhà Hồ được phát hiện, sau công trường khai thác đá tại núi An Tôn.
Trịnh Tuyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05