Ổn định việc làm sau khi học nghề
97% lao động học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp Cửa lớp 10 công lập hẹp, học sinh chọn trường nghề Nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với bạn? |
![]() |
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành thành phố kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thường Tín năm 2020. |
97% lao động được học nghề có việc làm
Báo cáo về tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín cho thấy, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, Huyện đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Trong đó, Huyện đã xây dựng Kế hoạch số 63/KH- UBND của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện năm 2019; ban hành 20 quyết định đặt hàng và phê duyệt dự toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn cùng nhiều văn bản hướng dẫn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn khác. Cùng đó, Huyện đã chỉ đạo các xã rà soát, đăng ký nhu cầu để tổ chức đào tạo các lớp học trên địa bàn và xác định chỉ đề xuất mở lớp khi đã xác định được vị trí việc làm và thu nhập của lao động sau khi học nghề.
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được huyện Thường Tín quan tâm đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú đã giúp cán bộ, nhân dân, người lao động nắm được đầy đủ chủ trương, chính sách của Chính phủ về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nắm được chính sách, chế độ hỗ trợ cho lao động nông thôn trong việc học nghề, vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ đó tích cực hưởng ứng.
Năm 2019, Huyện đã tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 700 lao động nông thôn, trong đó có 15 lớp đào tạo nghề Nông nghiệp cho 525 người, 5 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 175 người. Tổng số người sau khi học nghề có việc làm là 681/700 người chiếm tỷ lệ 97%, trong đó số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 175/700 người, số người tự tạo việc làm là 506/700 người.
Theo đánh giá của huyện, đối với nghề nông nghiệp, các học viên sau khi học nghề đa số ứng dụng vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đạt được những hiệu quả tích cực như: Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn, trồng cây ăn quả lâu năm, trồng rau an toàn… Đối với nghề phi nông nghiệp, hầu hết lao động được đào tạo có việc làm, thu nhập ổn định. Năm 2020, Huyện đã tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 10 lớp, với 350 học viên.
Gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Trao đổi khi tới kiểm tra, nắm bắt tình hình công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2020, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác này của huyện Thường Tín.
Nhấn mạnh giá trị nhân văn và tính thiết thực của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn đã định hướng một số nhiệm vụ mà huyện Thường Tín cần quan tâm trong thời gian tới để thực sự phát huy hơn nữa tác dụng, hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong đó, bà Nguyễn Thanh Nhàn đặc biệt lưu ý huyện Thường Tín cần làm tốt những công tác như: Khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xu hướng phát triển các ngành nghề của địa phương; quan tâm gắn kết giữa doanh nghiệp với công tác đào tạo để bà con có việc làm ổn định, lâu dài sau đào tạo; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo đảm bảo chương trình đào tạo thực sự chất lượng v.v..
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Sỹ Tuyến- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín khẳng định, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới, để chương trình đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân nông thôn đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp
Việc làm 17/04/2025 17:46

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Việc làm 08/04/2025 06:00