-->

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Góp phần giải bài toán kinh tế và môi trường Chăn nuôi bò sữa có điều kiện phát triển cả về chất và lượng Trở thành nông dân giỏi nhờ mô hình nuôi bò sữa

Từ 20 năm trước, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã bắt đầu gây dựng cơ nghiệp bằng việc đầu tư máy móc thu gom và chế biến sữa. Đến năm 2019, chị tiếp tục đầu tư máy móc với số tiền lên đến 4 tỷ đồng. Đến nay, Công ty Cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì do chị sáng lập đã trở thành mô hình kinh tế hiệu quả đóng góp không nhỏ cho kinh tế và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động tại huyện miền núi.

Chị Huyền vốn là một công nhân của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Nhìn thấy những lợi thế sẵn có của địa phương, với một khát khao thay đổi cuộc sống, năm 2002, chị quyết định xin nghỉ ở nhà chăn nuôi bò sữa. Ban đầu chị bán sản phẩm cho trạm thu gom, nhưng đến năm 2004, chị mạnh dạn quyết định đăng ký hộ kinh doanh sản xuất sữa và mở cửa hàng bán cho khách du lịch ở khu vực Ba Vì.

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Chị Phạm Thị Thanh Huyền là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”.

Thời gian đầu, mọi công đoạn đều làm thủ công nên năng suất lao động chưa cao, sản lượng chưa được như mong muốn. Sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định bán đất do ông bà để lại để đầu tư vào máy móc chế biến sữa. “Tôi biết đó là một quyết định rất rủi ro nhưng nếu mình không “dám” thì có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội rất lớn để đổi đời”, chị Huyền cho biết.

Cùng với đó, hành trình khởi nghiệp của chị còn gặp rất nhiều rào cản như thiếu vốn, không có kinh nghiệm quản lý. Nhưng không nản lòng, chị kiên trì học hỏi, tìm tòi kiến thức cải thiện quy trình sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tình hình kinh doanh đang có tiến triển tích cực thì tới năm 2008 liên tiếp các sự việc không may xảy ra ảnh hưởng lớn tới ngành sữa và xưởng sản xuất của gia đình chị. Năm đó, thông tin sữa nhiễm melamine đã làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và độ an toàn của tất cả các sản phẩm sữa. Cùng thời điểm đó, trận lụt lịch sử mà Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã phải hứng chịu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch địa phương. Sữa công ty thu mua của nông hộ phải cô đặc và để vào kho lạnh thậm chí là đổ bỏ.

Sóng gió rồi cũng qua, hộ kinh doanh của chị đã sớm phục hồi và đi vào quỹ đạo ổn định. Tới tháng 10/2019, thực hiện theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi từ cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiệp; chị đã chính thức thành lập Công ty Cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì.

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Sản phẩm sữa Chị Vàng Ba Vì tham gia trưng bày quảng bá sản phẩm OCOP

“Hiện nay, công ty nhận thu gom sữa trực tiếp của hàng trăm hộ dân trong khu vực và tạo việc làm cho 40 lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định, chủ yếu là lao động nữ. Công ty đã có 20 sản phẩm sữa đạt OCOP 3 đến 4 sao”, chị Huyền tự hào với những thành quả đạt được sau nhiều nỗ lực xuyên suốt gần 2 thập kỷ.

Để trở thành một chủ doanh nghiệp như bây giờ, thách thức lớn nhất đối với chị là sự thiếu hụt về kiến thức, những định kiến về bất bình đẳng giới. Xong với sự hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình cùng với sự học hỏi vươn lên, cuộc đời chị đã thay đổi. Điều chị hạnh phúc và tự hào là bản thân đã góp phần cải thiện kinh tế của các hộ chăn nuôi và công nhân của chị trên địa bàn huyện Ba Vì, góp phần nhỏ trong công cuộc xây dựng Thủ đô. Một điều đặc biệt là chị đã mua lại được chính mảnh đất của ông cha mà chị đã phải bán đi năm đó để làm vốn sản xuất.

Chia sẻ về thời điểm chị có quyết định "liều" bán mảnh đất của gia đình để làm kinh tế, chị Huyền cho biết: “Hai vợ chồng tôi đều từng là công nhân ở Trung tâm nghiên cứu bò. Vì kinh tế khó khăn quá, một người phải xin nghỉ. Khi tôi nói muốn có vốn mở rộng làm ăn, chồng ủng hộ hoàn toàn. Vợ chồng tôi khi ấy đã vận động mẹ chồng cho bán miếng đất của ông bà, đưa bà về ở với chúng tôi tại đất nông trường. Bà đồng ý ngay vì tin tưởng các con. Tôi rất may mắn vì luôn có gia đình đồng thuận”.

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Trang trại chăn nuôi bò sữa Chị Vàng Ba Vì.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội cũng đang triển khai Đề án Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp. Từ góc độ của một nữ nông dân luôn nỗ lực làm kinh tế, chị Huyền cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ các cấp.

Khi còn là công nhân, chị Huyền được Hội phụ nữ giao cho một con bò đầu tiên, để từ đó, chị nhân lên tổng đàn 10 con. Không chỉ hỗ trợ về con giống, chị Huyền cũng như nhiều nông dân khác còn được hỗ trợ kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi. Đến khi mở hộ kinh doanh, chị đã được hỗ trợ rất nhiều từ hội phụ nữ và chính quyền các cấp như: Tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo về công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

“Đi cùng với sự thành công của tôi ngày hôm nay là nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ phía thành phố Hà Nội nói chung và Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội nói riêng. Trong thời gian tới, tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp, ngành để có thể phát triển mô hình sản xuất sữa của mình và góp phần cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng”, chị Huyền bày tỏ.

Chăn nuôi bò sữa là mô hình tạo việc làm hiệu quả tại huyện Ba Vì, giúp cho nhiều phụ nữ làm nông nghiệp phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; nâng cao đời sống vật chất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Man Utd thắng kịch tính chưa từng có, đoạt vé vào bán kết Europa League

Man Utd thắng kịch tính chưa từng có, đoạt vé vào bán kết Europa League

Trong một trận cầu được đánh giá là kinh điển nhất Europa League mùa này, Manchester United đã lội ngược dòng nghẹt thở để đánh bại Lyon 5-4 sau 120+1 phút, qua đó giành chiến thắng chung cuộc 7-6 để lọt vào bán kết Europa League 2024/25.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên, người lao động đối thoại về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên, người lao động đối thoại về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn

Sáng nay (18/4), gần 300 đoàn viên, người lao động ngành Giao thông vận tải tham gia buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.

Tin khác

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động