-->

Trở thành nông dân giỏi nhờ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Đi đầu trong việc áp dụng mô hình VAC, ông Nguyễn Xuân Toản (thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã liên kết với các hộ gia đình trong việc tạo nguồn sữa sạch, sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi năm gia đình ông Toản cùng các hộ chăn nuôi bò sữa cung cấp hàng chục tấn sữa cho các nhà máy, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với bảo vệ môi trường Góp phần giải bài toán kinh tế và môi trường Chăn nuôi bò sữa có điều kiện phát triển cả về chất và lượng

Thôn La Thạch có khoảng 40 hộ dân đang phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa, thu nhập trung bình của mỗi nhà ước tính lên tới hàng chục triệu đồng/tháng. Để mở rộng mô hình chăn nuôi, nhiều hộ dân của thôn La Thạch đã đến vùng bãi Đáy để thuê thêm đất, mở rộng mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp với nuôi lợn và trồng trọt.

Cũng như nhiều hộ gia đình khác ở đây, ông Nguyễn Xuân Toản dành 0,5ha diện tích đất nông nghiệp để chăn nuôi bò sữa. Ông Toản cũng là người đi đầu trong việc áp dụng các mô hình sản xuất VAC kinh tế gia đình, tận dụng nguồn thức ăn, không gian chăn nuôi, phát triển đa dạng các mặt hàng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng địa phương. Gia đình ông cũng áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất tiêu thụ ra thị trường nguồn sữa với bảo vệ môi trường nông thôn.

Trở thành nông dân giỏi nhờ mô hình nuôi bò sữa
Trang trại nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Xuân Toản.

Không chỉ có thế, ông đã mạnh dạn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nuôi gia súc để nâng cao sản lượng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác và sử dụng.

Nhớ lại thời điểm ban đầu khi quyết định bước ra từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lên làm trang trại với quy mô lớn, gia đình ông Toản còn nhiều khó khăn như vốn, kinh nghiệm chăm sóc còn chưa có nhiều, những lo lắng về những dịch bệnh đôi khi đã khiến ông chùn bước, thế nhưng quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp cùng sự động viên kịp thời từ gia đình đã tiếp thêm động lực để ông tạo dựng được mô hình chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, đầu tư bài bản.

Trở thành nông dân giỏi nhờ mô hình nuôi bò sữa
Ông Nguyễn Xuân Toản cho biết ông có niềm tin vào việc chăn nuôi bò sữa.

Ông Toản có niềm tin vào việc làm giàu từ bò sữa, bởi với kinh nghiệm nuôi bò sữa từ những hộ gia đình tại thôn La Thạch thì các loại đại gia súc ít mắc phải dịch bệnh, nếu chăm sóc kỹ càng thì không thể có bất trắc xảy ra. Hơn nữa, việc chăn nuôi bò so với các loại vật nuôi khác nhàn hơn rất nhiều, vì đây đều là giống bò thuần, rất dễ nuôi.

Nếu có vất vả thì chỉ hơi mệt vào mùa rét, chuồng trại phải quây cẩn thận để tránh rét cho bò, thêm vào đó, việc lấy sữa diễn ra định kỳ vào sáng sớm và chiều tối, nên lúc nào cũng phải có người trực chờ tại trang trại để vắt sữa, đưa ra trạm, nếu không vắt kịp thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm vú ở bò sữa.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son đánh giá: “Ông Nguyễn Xuân Toản là người năng động sáng tạo và nhạy bén trong cơ chế thị trường; dám nghĩ, dám làm, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai, nguồn vốn, sức lao động tại địa phương để nâng cao năng xuất, mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình, phát triển mô hình ngày càng có hiệu quả”.

Là Trưởng thôn La Thạch, đồng thời là Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi, không chỉ làm giàu cho bản thân, cho gia đình, nhiều năm qua, ông Toản tích cực phổ biến, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, và vận động các hộ gia đình hội viên nông dân trên địa bàn cùng nhau sản xuất; trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Để hỗ trợ các hội viên nông dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình, ông Toản đã đứng ra liên kết với các hộ chăn nuôi bò để tạo nguồn sữa sạch, sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi năm, ông hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho 10 hộ trở lên. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Hữu Cường, Lê Văn Thắng, Nguyễn Văn Lăng, Nguyễn Thị Dung… Các hộ có thu nhập bình quân đạt 185 triệu đồng/năm. Đồng thời tạo việc làm cho nhiều người, có thu nhập ổn định từ việc chăn nuôi bò sữa.

Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; ông Toản đã không ngừng giúp đỡ các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, ông còn phối hợp tích cực với các cấp hội nông dân tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Trở thành nông dân giỏi nhờ mô hình nuôi bò sữa
Mô hình chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường đã giúp gia đình ông Toản nhiều năm liền trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Thành phố.

Cùng với sự phấn đấu không ngừng, những năm qua ông Nguyễn Xuân Toản đã đạt được nhiều các thành tích trong hoạt động hội, cũng như phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương. Nhiều năm liền gia đình ông đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp xã, cấp huyện. Mới đây, ông được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023”.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng, các hộ nuôi bò sữa tại thôn La Thạch đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị như hệ thống vắt sữa bò bằng máy; quạt; bạt che để đảm bảo phục vụ tốt cho đàn bò. Những thành công về mô hình chăn nuôi bò sữa hộ gia đình như ông Toản xứng đáng trở thành những mô hình kiểu mẫu để người dân các xã, huyện khác học hỏi, từ đó hướng đến phát triển kinh tế hiệu quả ở các khu chăn nuôi tập trung.

Nghề chăn nuôi bò sữa ở xã Phương Đình đang ngày một phát triển không ngừng. Nhờ nghề chăn nuôi truyền thống, nơi đây đã khắc phục được tình trạng thất nghiệp, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương. Đây là nghề hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định và là nghề được dự báo sẽ "vắt ra tiền tỷ" cho nhiều hộ nông dân xã.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động