-->
Cận Tết

“Nóng” dịch vụ học thuê

Càng gần đến ngày Tết, càng nhiều sinh viên nhận học thuê liên tục "chạy sô" để kiếm thêm thu nhập, khiến dịch vụ này càng trở nên rầm rộ. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cảnh báo về việc hổng kiến thức là những nguy cơ tất yếu sau một thời gian dài người học lạm dụng dịch vụ này.
Đi chợ cận tết, hết hồn nửa triệu đồng một ký thịt bò
Cận Tết, khách sếp hàng mua ô tô!

Lớp học khó “qua cửa”, giá càng cao

Dạo một vòng trên các trang mạng như hocthuegiare.com, hocthue.net..., dễ dàng tìm được hàng trăm nick chat, số điện thoại rao dịch vụ nhận học thuê, cùng với những slogan (khẩu hiệu) rất ấn tượng: "Dịch vụ cho người bận rộn" kèm theo những lời hứa chắc như đinh đóng cột: "Với sự tin tưởng của bạn, chúng tôi cam kết mang lại hiệu quả cao nhất". Ngay tại những website này, khách hàng cũng dễ trao đổi những "tiêu chí" và thảo thuận "nhà cung cấp" về dịch vụ này.

“Nóng” dịch vụ học thuê
Nguy cơ hổng kiến thức, không nắm được lý thuyết và thực hành của các môn học chuyên ngành là những hậu quả tất yếu người thuê học. (ảnh minh họa)

Ngay cả mạng xã hội facebook là phương tiện để giao lưu, học hỏi cũng được các bạn trẻ tranh thủ "quăng" lên tường vài thông điệp để tiếp thị với giá khuyến mại dành cho dịp cuối năm. Mức giá trung bình 40.000 - 60.000 đồng/buổi cho những lớp học có giáo viên dễ dãi, chỉ cần đếm đủ số học viên. Với đối tượng tìm thuê người học hộ là cán bộ, người đi làm do bận rộn công việc nên không thể có mặt đều đặn, mức giá học thuê sẽ bị "chặt chém" hơn, thường ở ngưỡng trên 100.000 đồng/buổi. Sinh viên Đ.N.A. (sinh viên năm thứ 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho chúng tôi biết: "Mình nhận học hộ cho một chị học tại chức, việc học cũng khá nhẹ nhàng. Thường thì đi học vào thứ bảy và chủ nhật, nên có thể sắp xếp được thời gian biểu một cách hợp lý". N.A cho biết thêm, ở các trường đại học, cao đẳng chính quy, mức giá sẽ "bèo" hơn, bởi phần lớn trên tinh thần sinh viên giúp đỡ nhau là chính, không qua môi giới.

Tuy nhiên, theo một số người “đóng thế” chuyên nghiệp bật mí, thì mức giá này có sự thay đổi tùy thuộc vào đối tượng giáo viên, nhất là với những lớp có giáo viên “hắc, nghiêm” thường xuyên kiểm tra học viên bằng cách liên tục gọi phát biểu để kiểm tra trình độ thì giá học thuê sẽ khác. Ngoài ra, đặc thù của ngành học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của dịch vụ. Quốc Dũng -sinh viên thuê của một lớp tại chức ngoại ngữ - ĐH Hà Nội cho biết, theo học ở các trường ngoại ngữ bao giờ giá cũng cao hơn các trường khác, bởi tính chất các buổi học không phải cái máy nghe - đọc - chép. Các buổi đối thoại để luyện kỹ năng nói diễn ra rất nhiều, nên đòi hỏi học viên giả danh cũng ít nhiều phải có vốn kiến thức cơ bản để đối phó. "Đẳng cấp" cao hơn, nên vì thế, mức chi phí cũng nhỉnh hơn 50.000 - 80.000 đồng/buổi. “Vào dịp cận Tết rất khó tìm những người học thuê chất lượng như thế, bởi cuối năm là dịp diễn ra nhiều chương trình, sự kiện nên sinh viên có vốn ngoại ngữ khá đều làm phiên dịch hay những công việc liên quan đến những chương trình hợp tác, giao lưu với nước ngoài" – Quốc Dũng cho biết thêm.

Được biết đây là thời điểm hầu hết các lớp học từ chính quy đến tại chức đều ồ ạt tổ chức kiểm tra định kỳ vào dịp cuối năm, vừa để đánh giá ý thức của học viên, vừa để tổng kết kiến thức sinh viên tiếp thu được. “Nếu có những bài kiểm tra thì người học thuê sẽ được trả thêm tiền, nếu làm bài chất lượng tốt thậm chí còn có thưởng. Khoản thưởng mình nhận được đôi khi còn gấp đôi chi phí cứng người ta trả cho mình" – Quốc Dũng bật mí thêm.
Trăm lý do thuê người học

Hầu hết những người thuê học đều đưa ra hàng trăm lý do: Bận công việc cuối năm ở cơ quan; đi liên hoan, giao lưu; bận việc nhà, muốn về quê sớm; thậm chí chỉ là… bận đi chụp ảnh hoa xuân hoặc đơn giản chỉ là nghỉ học đi làm thêm việc khác thu nhập cao hơn nghề... học thuê.

Ông Phạm Văn Trường (Trưởng Phòng đào tạo ĐH Đại Nam) cảnh báo: “Để đối phó với tình trạng này, một số các cơ sở giáo dục đã chú trọng nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các giáo viên khi lên lớp, đặc biệt là khâu điểm danh cần kết hợp kiểm tra thẻ, chứng minh thư...Bên cạnh đó, nguy cơ hổng kiến thức, không nắm được lý thuyết và thực hành của các môn học chuyên ngành là những hậu quả tất yếu người thuê học cần cân nhắc khi sử dụng lạm dụng dịch vụ này”.

Nữ sinh viên C.P.L. (năm thứ hai, Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Sắp đến Tết, không khí học tập giảm hẳn đi. Đến lớp cũng chỉ ngồi cho hết buổi học. Những giảng viên khó tính thì điểm danh, cũng rất ít khi nhớ mặt sinh viên lắm. Mỗi buổi một người đi học, giảng viên cũng chẳng biết, lúc đầu lớp còn để ý, chứ lâu rồi cũng thành quen!". Còn chị Hồng (giám đốc bán hàng một công ty có trụ sở ở Hà Nội), do chưa có bằng đại học, nên ghi tên theo học hệ tại chức của một trường đại học khối kinh tế để kiếm cái bằng. Chị chia sẻ: "Công việc hằng ngày của tôi là phải tiếp xúc với khách hàng, rồi ký hợp đồng, không có thời gian để đi học. Qua một khách hàng, cũng là một người từng đi học hộ, tôi biết được có nghề này và cũng nhờ vị khách đó giới thiệu, tôi đã thuê một bạn sinh viên nữ với giá 90.000 đồng/buổi".

Cũng có những lý do "bất khả kháng" được người bỏ tiền thuê bật mí, như trường hợp của chị Trang (sinh viên hệ liên thông Trường đại học C.N (Hà Nội): "Do mang thai đến thời kỳ sinh nở, nên mình không thể nào tiếp tục đi học được, mà chương trình học thì không thể hoãn. Tình cờ lên mạng, tìm được những lời mời chào hấp dẫn, có thể đáp ứng được yêu cầu là vừa yên tâm ở nhà làm tròn bổn phận người mẹ, vừa đảm bảo yêu cầu đi học đầy đủ, nên mình đã thuê người đi học hộ".

Thời điểm cận Tết, nhiều sinh viên nóng lòng về quê ăn Tết hoặc tham gia các buổi liên hoan cuối năm... cũng đã làm cho thị trường học thuê trở nên "nóng". Còn phía người tìm việc, với những người đang còn gặp khó khăn thì đây thực sự là một cơ hội để tăng thêm thu nhập. H.Thế (sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: "Gần cuối tháng, tôi cần tiền để trả tiền nhà và chuẩn bị một ít quà Tết, nên khi có người ngỏ lời muốn thuê đi học là tôi nhận ngay". Còn bạn T.Nhiệm (sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) cho biết: "Có người chị phải đi thăm một người thân ở xa, nên nhờ tôi đi học. Gần Tết, tôi cũng không phải học nhiều, đi học hộ vừa để giúp chị, lại được chị cho thêm chút tiền tiêu Tết. Nhận tiền như thế mình cũng đỡ ngại...".

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động