-->

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa Nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về

Nơi vun bồi lòng yêu nước

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ của thôn Nam Quất, xã Nam Triều, Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày không mang dáng vẻ đồ sộ, không ồn ào khách du lịch. Ấy vậy mà nơi ấy lại có một sức sống rất riêng – âm thầm, kiên định, dung chứa trong lòng nó những câu chuyện bi tráng của một giai đoạn lịch sử không thể nào quên. Ở đó, mỗi hiện vật, mỗi bức ảnh, mỗi dòng chú thích như thì thầm kể lại những tháng ngày rực lửa – khi lòng yêu nước là điều duy nhất dẫn đường giữa đêm đen tù ngục.

Đứng sau không gian đầy cảm xúc ấy là một người đàn ông bình dị – ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc bảo tàng. Gọi là “Giám đốc” cho oai, chứ thực ra chính ông cũng tự trào mình là “Giám đốc làng quê” – một cách nói nửa đùa nửa thật nhưng chứa đựng cả sự tự hào và trách nhiệm.

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại
Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày là một trong những “địa chỉ đỏ” trao truyền tình yêu đất nước.

Nghe kể, ông Bảng nhập ngũ năm 1965, là chiến sĩ trung đoàn Bình Giã, từng bước qua lằn ranh sống – chết trong một trận đánh ác liệt. Với bảy lần lên bàn mổ, chỉ còn sống với một quả thận, ông tưởng như đã có thể yên nghỉ sau những đau đớn về thể xác. Nhưng số phận lại đưa ông vào nhà tù Phú Quốc – “địa ngục trần gian” nơi hàng vạn người chiến sĩ từng bị giam cầm.

Những năm tù đầy, chứng kiến đồng đội bị tra tấn bằng những cách tàn khốc nhất – đóng đinh vào đầu, nhốt chuồng cọp giữa nắng, đổ nước sôi lên người – ông Bảng và các đồng chí của mình vẫn kiên trung, một lòng son sắt với Đảng, với lý tưởng cách mạng.

Ra tù năm 1973, trở về quê hương trong một cơ thể chẳng còn lành lặn, ông Bảng tiếp tục cống hiến trong ngành giao thông vận tải. Nhưng điều khiến ông đau đáu nhất lại là ký ức về những người đã không còn trở về. “Tôi muốn có một nơi để anh em có thể gặp nhau, nhớ lại và thắp hương cho những đồng đội đã ngã xuống”, ông nói giản dị.

Từ tâm nguyện lập một phòng truyền thống nhỏ tại tư gia, ông đi xa hơn là lập nên một bảo tàng. Để có được kết quả như vậy, người thương binh già Lâm Văn Bảng đã đi khắp đất nước để sưu tầm kỷ vật, cũng như bán cả đất, cả nhà để xây dựng bảo tàng. Ông giấu vợ bán mảnh đất ở Phủ Lý (Hà Nam) đi mua đất liền kề đất nhà. Ông cũng vận động được dòng tộc hiến tặng 1.600m2 đất hương hỏa để có quỹ đất mở bảo tàng. Bên cạnh đó là hàng trăm chuyến đi trên khắp đất nước đến các nhà tù của chế độ cũ, nhà những đồng đội cũ, những nhân chứng lịch sử để tìm kiếm, quyên góp kỷ vật chiến tranh. Và năm 2006, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày chính thức ra đời – là kết quả của gần nửa đời người gom góp, gìn giữ từng mảnh ký ức.

Không ngân sách, không biên chế, ông Bảng và những người đồng đội cũ tự nguyện góp sức người, sức của. Gần 5.000 hiện vật quý giá được trưng bày ở đây – không chỉ là sắt thép, giấy tờ hay hình ảnh mà là chứng tích sống động của lòng quả cảm, của những tấm gương oanh liệt, những người đồng chí thủy chung từng bước qua ngục tối.

Tôi ngồi nghe ông kể chuyện, giọng ông trầm trầm như gió qua đồi, chậm rãi nhưng đầy sức nặng. Ông không nói nhiều về mình - mà luôn nhắc đến những người đã hy sinh. Giọng ông nghèn nghẹn khi kể về đồng đội bị nhổ hết răng, bị đóng đinh vào đầu rồi vẫn hát, vẫn tin, vẫn động viên nhau giữ lòng kiên trung. Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt ông lúc đó - sợ nước mắt mình sẽ phản bội cảm xúc đang dâng trào.

Trao truyền tình yêu đất nước

Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày được chia thành các không gian chuyên đề: từ khu trưng bày hiện vật về nhà tù Phú Quốc, các thủ đoạn tra tấn man rợ, đến những tấm gương kiên trung, những vật dụng của chiến sĩ trong tù, của gia đình liệt sĩ, thương binh trên khắp cả nước. Không gian, hiện vật phong phú nhưng không choáng ngợp. Từng hiện vật được đặt trong sự tôn trọng như đang giữ một phần linh hồn của người nằm lại.

Ông Kiều Văn Uỵch – Phó Giám đốc bảo tàng dẫn tôi đến phòng trưng bày số 7. Giọng ông trầm lại khi kể về những hiện vật “biết nói”. Ông bảo, có người khách từng bật khóc khi đọc đến câu chuyện ông Trương Bá Ngãi (xã Phú Túc, Phú Xuyên), bị địch đập đầu, đánh gãy tay, giẫm giày đinh đến khi ngừng thở. Hay ông Trần Văn Viêm (xã Hồng Minh, Phú Xuyên) tổ chức cho 30 chiến sĩ vượt ngục, bị bắt tra tấn dã man, rồi bị buộc vào xe kéo lê đến chết. Rồi cả ông Vũ Văn Kim (Thuận Thành, Bắc Ninh) – người tự mổ bụng để phản đối chế độ nhà tù hà khắc…

Cứ như vậy, các ký ức hiện về trong ánh đèn vàng nhạt. Những câu chuyện vượt khỏi khuôn khổ hiện vật để bước thẳng vào tâm trí người nghe, để rồi nhức nhối mãi. “Có những chiến sĩ đã tự thiêu để đấu tranh. Có những người tuyệt thực suốt tuần. Mỗi lần kể lại, tôi vẫn xúc động như thuở nào,” ông Uỵch lặng lẽ nói.

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại
Ông Lâm Văn Bảng và những đồng đội của mình nguyện dành nốt quãng đời còn lại gìn giữ Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày.

Không chỉ có ông Bảng hay ông Uỵch, bảo tàng còn có ông Nguyễn Tiến Mộc – Phó Giám đốc khác – cùng với 25 tình nguyện viên, phần lớn là cựu chiến binh, ngày ngày cần mẫn thu nhặt hiện vật, kể chuyện cho học sinh, sinh viên, du khách.

Giờ đây, điều khiến những người neo giữ “địa chỉ đỏ” vui nhất là ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên đến thăm bảo tàng. Những bước chân non trẻ bước đi giữa những bức tường dày kỷ niệm, chăm chú lắng nghe những câu chuyện tưởng chừng xa lạ – nhưng lại là máu thịt của cha ông mình.

Bảo tàng nhỏ giữa thôn quê ấy không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật. Nó là nhịp cầu ký ức – nơi người sống tri ân người đã khuất, nơi quá khứ gặp gỡ tương lai. Những câu chuyện về đau thương, về lòng kiên trung ấy tiếp tục được kể, không phải để khơi gợi hận thù, mà để nhắc nhở mỗi người hôm nay rằng: Hòa bình – là món quà lớn nhất mà lịch sử đã trả bằng máu.

Rời bảo tàng, chúng tôi ngoái nhìn lại ngôi nhà nhỏ nép mình dưới bóng tre làng – nơi mà mỗi viên gạch, mỗi tấm ảnh, mỗi dòng chữ đều đang lặng lẽ kể lại những câu chuyện máu và nước mắt của một thời khốc liệt. Ở đó, những kỷ vật không chỉ là hiện thân của lịch sử, mà còn là chứng nhân sống động về ý chí kiên cường, lòng trung thành sắt đá và khát vọng tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ cách mạng từng bước qua "địa ngục trần gian".

Họ đã sống, chiến đấu và hy sinh để cho hôm nay được gọi tên bằng hai chữ: hòa bình. Và giờ đây, trong không gian bình dị của một làng quê ngoại thành Hà Nội, những câu chuyện ấy vẫn đang tiếp tục được kể lại – không chỉ để nhớ, mà để nhắc nhở; không chỉ để tiếc thương, mà để truyền lửa cho các thế hệ mai sau.

Bảo tàng ấy như chính ông Lâm Văn Bảng từng nói – không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật, mà là một ngọn lửa âm ỉ, cháy mãi giữa lòng dân, để mỗi người khi ghé qua đều lặng lẽ tự hỏi: "Mình đã sống xứng đáng với những người đi trước hay chưa?".

Rời bảo tàng, chúng tôi ngoái nhìn lại ngôi nhà nhỏ nép mình dưới bóng tre làng – nơi mà mỗi viên gạch, mỗi tấm ảnh, mỗi dòng chữ đều đang lặng lẽ kể lại những câu chuyện máu và nước mắt của một thời khốc liệt. Ở đó, những kỷ vật không chỉ là hiện thân của lịch sử, mà còn là chứng nhân sống động về ý chí kiên cường, lòng trung thành sắt đá và khát vọng tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ cách mạng từng bước qua "địa ngục trần gian".

Đinh Luyện

Đinh Luyện

Nên xem

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hai sự kiện điện ảnh quan trọng trên phạm vi cả nước.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Tin khác

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động