-->

Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa

Với mục đích tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh vì nền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như lên án chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng (Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày) cùng đồng đội đã dành thời gian, công sức, tiền bạc để đi khắp đất nước sưu tầm những kỷ vật của đồng đội mình. Với sự tận tâm, tận lực của ông, Bảo tàng đã trở thành một trong những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Những kỷ vật trường tồn với thời gian Những kỷ vật về một thời hoa đỏ

Từ ký ức đến ý tưởng và hiện thực

Chúng tôi tìm đến Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vào một ngày trung tuần tháng năm. Tại Bảo tàng, từng đoàn khách lặng lẽ xếp hàng thắp nén hương thành kính tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa
Trở về sau chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng luôn trăn trở lập Bảo tàng sưu tầm các hiện vật để tri ân đồng đội và tố cáo tội ác của chiến tranh.

Với tâm nguyện để tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh, lên án chiến tranh, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về lòng kiên trung, dũng cảm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha ông, ông Lâm Văn Bảng đã dành 2.000m2 đất của gia đình để làm Bảo tàng. Trò chuyện cùng ông, chúng tôi càng thêm tự hào về thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước.

Nguyên là cựu tù binh Phú Quốc thời chống Mỹ cứu nước, trong thời gian 4 năm 8 tháng ông Bảng bị giam cầm và chứng kiến đồng đội của mình phải chịu đựng đòn roi tra tấn của kẻ thù, sống sót trở về, ông có ý tưởng phải thành lập một nơi để lưu giữ những kỷ vật thời chiến tranh và tưởng nhớ, tri ân các đồng đội đã ngã xuống. Ông Bảng đi khắp mọi miền đất nước, tìm kiếm các di vật chiến tranh từ đồng đội và gia đình các liệt sỹ còn lưu giữ.

Chia sẻ về lý do thành lập Bảo tàng, ông Lâm Văn Bảng cho biết, nhập ngũ năm 1965, trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông bị thương và bị giặc bắt. Trong nhà tù của địch, ông chứng kiến nhiều đồng đội chịu đòn roi tra tấn tàn bạo của kẻ thù, chấp nhận hy sinh vẫn một lòng bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.

“Trong nhà tù, khi chứng kiến đồng đội tôi, những người bị thương nặng ở đầu phải nằm ở ngoài hiên. Có những trận mưa rào, tắc cống, chuột chui lên rất nhiều. Lũ chuột bò vào, cứ thế cắn chân, cắn tay đồng đội của chúng tôi. Đó cũng là lúc đồng đội tôi lần lượt ra đi. Đến tận bây giờ, những ngày trái nắng trở trời, trong đầu tôi, bên tai tôi vẫn văng vẳng những tiếng kêu rên đó…Giờ đây đất nước đã thanh bình, nhưng trong tôi vẫn không thể quên những hình ảnh bi thương mà hùng tráng đó, nên tôi muốn làm điều gì đó để tri ân đồng đội”, ông Bảng bộc bạch.

Ông cũng nhấn mạnh thêm, kể những điều rất thật trên có thể ở góc độ nào đó không phù hợp với thế hệ hiện tại, nhưng sự thật thì mãi là sự thật, phải kể, phải đề cập để thấy sự “kiên trung” của các chiến sĩ cách mạng ra sao.

Chính từ niềm trăn trở đó, khi trở về quê hương ông cùng các cựu chiến binh bắt đầu thực hiện sưu tầm các hiện vật để trưng bày tại Bảo tàng. Ông Bảng tập hợp một số cựu tù Phú Quốc và các nhà tù khác, liên hệ với Ban liên lạc cựu tù ở các nơi để sưu tầm tài liệu, hiện vật. Để sưu tầm được các hiện vật, ông cùng các thành viên trong Bảo tàng phải bỏ công sức, thời gian đến gặp gỡ, thuyết phục các cựu chiến binh năm xưa.

Với ông mỗi hiện vật là một câu chuyện dài, có khi là cả bước ngoặt của cuộc đời. Ở tuổi xế chiều, di chứng của chiến tranh hoành hành trên da thịt, ông vẫn lặn lội khắp nơi, vào Nam, ra Bắc, tìm đến nhà các đồng đội cũ quyên góp đồ lưu niệm. Ông Bảng đã rất xúc động khi gặp lại ông Nguyễn Văn Phong (quê ở tỉnh Bắc Giang), gia tài quý giá nhất của ông Phong là chiếc hòm gỗ cũ kỹ. Trong chiếc hòm, ông nâng niu cất giữ quyển sách học chính trị viết bằng tay khi còn bị giam ở Phú Quốc. Hay câu chuyện về lá cờ Đảng vẽ trong nhà tù của ông Nguyễn Văn Dư ở huyện Thanh Oai, Hà Nội để lại trong ông những kỷ niệm khó quên.

“Chúng tôi đạp xe đến nhà ông Dư mười mấy lần để thuyết phục ông tặng lá cờ cho Bảo tàng. Lúc đầu ông ấy không đồng ý với nhiều lý do. Sau nhiều lần thuyết phục, lần cuối đến gia đình, tôi nói: “Nếu anh giữ lá cờ Đảng quý báu này thì chỉ mình anh và gia đình anh biết. Nhưng khi tôi đem về phòng truyền thống trưng bày thì sẽ có nhiều người biết đến. Thế hệ trẻ sẽ hiểu hơn về truyền thống cách mạng của thế hệ cha ông qua những kỷ vật như thế”. Sau đó gia đình ông quyết định tặng lá cờ cho Bảo tàng. Khi trao lá cờ cho tôi, cả ông và tôi cùng khóc, bởi với ông ấy lá cờ là cả cuộc đời. Những ngày trong nhà tù, khi địch khám xét, anh em cuốn lá cờ đặc biệt kia lại rồi nhét vào miệng mình, nhét vào khe nạng chống của người bị thương…”, ông Bảng nghẹn ngào kể lại.

Hoạt động với phương châm "4 tự"

Hiện nay, Bảo tàng đang trưng bày, lưu giữ hơn 5.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, gần 6.000 cuốn sách thư viện tái hiện sự khốc liệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta và tinh thần bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Điểm khác biệt ở nơi đây so với các Bảo tàng khác là hoạt động với phương châm 4 tự: Tự nguyện, tự túc, tự quản, tự chịu trách nhiệm. Hiện nay Bảo tàng có 12 thành viên tham gia hoạt động chính, đại đa số là các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Các thành viên tham gia làm việc tại Bảo tàng trên tinh thần tự nguyện, tình nghĩa với đồng đội đã hy sinh, họ hoạt động rất tích cực. Hàng năm Bảo tàng được Nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ và hàng tháng ông Bảng vẫn dành khoản tiền trợ cấp thương binh của mình làm kinh phí hoạt động của Bảo tàng.

Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa
Trở về sau chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng luôn trăn trở lập bảo tàng sưu tầm các hiện vật.

Với sự tận tâm của ông Lâm Văn Bảng và các đồng đội - những nhân chứng sống của một thời gian lao và hào hùng, Bảo tàng đã và đang có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ hiện vật, là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Hàng năm, Bảo tàng thu hút hàng nghìn khách trong và ngoài nước tới tham quan. Bảo tàng thường tổ chức các đợt triển lãm, trưng bày các hiện vật, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục truyền thống cách mạng, ôn lại lịch sử dân tộc cho học sinh, sinh viên...

“Tất cả các thành viên của Bảo tàng mỗi người một việc đều rất nhiệt tình, tâm huyết, dành tình cảm đối với đồng đội đã hy sinh. Được gắn bó với Bảo tàng là niềm vui của tôi cũng như anh em cựu chiến binh. Hy vọng những câu chuyện, công việc mà chúng tôi đang làm sẽ lan tỏa và truyền lửa đến các thế hệ mai sau, tiếp bước cha ông, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc”, ông Bảng chia sẻ.

Hiện nay, mặc dù đã và đang phát huy tốt vai trò gìn giữ, phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, tuy nhiên qua nhiều năm xây dựng, Bảo tàng đang bị xuống cấp, gặp khó khăn trong quản lý, lưu giữ và trưng bày hiện vật. Ông Lâm Văn Bảng và những người làm việc tại Bảo tàng đều mong muốn tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa các hoạt động của Bảo tàng, và mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa từ các cấp chính quyền, để Bảo tàng có thể tu bổ trong thời gian tới. /.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng ngàn người dân TP.HCM "cắm trại" xuyên đêm chờ xem Lễ diễu binh, diễu hành

Hàng ngàn người dân TP.HCM "cắm trại" xuyên đêm chờ xem Lễ diễu binh, diễu hành

Mặc dù 6h sáng ngày 30/4 Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) mới chính thức diễn ra, tuy nhiên từ chiều ngày 29/4, hàng ngàn người đã đổ về khu vực quận 1, TP.HCM để "cắm trại" qua đêm với đầy đủ đồ dùng, thức ăn, nước uống chờ xem lễ diễu binh.
Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa trong niềm vui 50 năm đất nước thống nhất, không quên tri ân thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh, Vinamilk đã tổ chức các chuyến thăm, tặng quà đến 650 cựu chiến binh, thương binh, người có công tại nhiều địa phương.
Lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4 bùng nổ trên mạng xã hội

Lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4 bùng nổ trên mạng xã hội

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo nên một làn sóng tìm kiếm chưa từng có trên mạng xã hội, có tới hàng triệu lượt tìm kiếm liên quan đến các chủ đề này.
​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

Tối ngày 26/4, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), đêm chung kết cuộc thi “Press Beauty – Tài sắc nữ báo chí 2025” đã diễn ra đầy cảm xúc và hoành tráng, khép lại hành trình mùa thứ 10 của sân chơi sắc đẹp – trí tuệ uy tín dành cho nữ sinh báo chí.
Công an thành phố Hà Nội triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

Công an thành phố Hà Nội triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2025), ngày 3/3/2025, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 266 về đặc xá năm 2025. Công an thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện công tác đặc xá với tinh thần đảm bảo đúng pháp luật, dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ và đúng đối tượng...
Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách - Hành trang pháp lý”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia uy tín; không chỉ lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn khẳng định vai trò của sách trong hành trình bảo vệ công lý.
Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Để tránh tình trạng các đối tượng giả mạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi các hoạt động ủng hộ, quyên góp nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, cơ quan, doanh nghiệp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý các tài khoản, website giả mạo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa của Hội.
Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Ấn tượng đẹp về những cột mốc biên giới luôn sống mãi trong tôi, nhất là khi đặt chân tới những cột mốc chủ quyền biên giới. Dẫu biết rằng, phía sau mỗi tấm đá hoa cương khắc ghi chủ quyền ấy là câu chuyện bằng lời kể về những hy sinh của người lính, máu nhuộm đỏ từng tấc đất biên thùy. Điều này cũng không ngoại lệ với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum.
Thân thương vị tuổi thơ

Thân thương vị tuổi thơ

Hà Nội đang những ngày đầu Hạ! Cái nắng chưa chói chang, gắt gỏng như những ngày tháng Năm, tháng Sáu, nhưng âm hưởng đầu Hạ lúc nào cũng mang lại cho tôi những cảm xúc rất đỗi thân quen. Bởi chứa đựng trong miền ký ức tuổi thơ ấy là những mùa Hạ đong đầy kỷ niệm thân thương, trìu mến với chúng bạn.
Xem thêm
Phiên bản di động