-->

Nối nghề mẹ chồng, cô gái bỏ việc về bán hàng nghìn xiên thịt nướng, dồi sụn mỗi ngày

(LĐTĐ) “Ngày mới yêu, chồng đưa mình về ra mắt bố mẹ. Khi cùng bác xiên thịt để chuẩn bị bán hàng, mình không nghĩ khách tới mua nhiều đến vậy. Sau khi lấy chồng được một thời gian, thấy mẹ vất vả nên mình quyết định nghỉ việc về phụ mẹ bán hàng, có những hôm hai mẹ con bán được cả nghìn xiên thịt, tuy mệt nhưng mình thấy rất vui!”- chị Vũ Thị Nga, chủ quán thịt xiên, dồi sụn nướng 54 Trần Khát Chân chia sẻ.
Khởi nghiệp từ niềm đam mê hoa, lá, cỏ cây
Nữ kiến trúc sư trẻ khởi nghiệp với đồ gỗ tái chế
Làm sao để nướng một xiên thịt ngon như nhà hàng

Biết tới quán xiên, dồi sụn nướng 54 Trần Khát Chân qua lời giới thiệu của một người bạn, tranh thủ thời gian rảnh dỗi, chúng tôi tìm đến để thưởng thức món xiên, dồi sụn đã tồn tại 20 năm ở Hà Nội. Không giống như tưởng tượng về một nhà hàng sang trọng với rất nhiều nhân viên phục vụ, quán xiên nướng nằm nép mình bên một con ngõ nhỏ, bên trong là những bộ bàn ghế bằng gỗ đã ngả màu. Quán xiên nướng của chị Nga mở từ lúc 15h chiều tới 20h hàng ngày nên có lẽ chúng tôi là những vị khách đầu tiên tới mở hàng.

noi nghe me chong co gai ve ban hang nghin xien thit nuong doi sun moi ngay 2
Quán thịt xiên, dồi sụn nướng nằm tại ngõ 54 Đê Trần Khát Chân, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Chỉ khoảng chừng 5 phút sau khi gọi, chúng tôi đã có món thịt xiên và dồi sụn nướng thơm phức. Không quá cầu kỳ về mặt hình thức, xiên và dồi sụn được đặt trong một chiếc đĩa nhựa, bên cạnh là một chút rau dưa đi kèm để chống ngấy. Tò mò về sự khác biệt của món xiên nướng của quán so với những nơi từng thưởng thức qua, tôi cầm xiên thịt nướng rồi dải lên một lớp tương ớt. Vừa đưa xiên thịt tới gần miệng, tôi đã cảm nhận thấy mùi thơm tỏa lên từ trong những miếng thịt có màu nâu sẫm như màu của mật ong.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Vũ Thị Nga, chủ quán thịt xiên, dồi nướng 54 Trần Khát Chân cho biết, quán thịt xiên nướng do mẹ chồng chị mở từ năm 2000 khi bà mới về hưu, tới nay quán đã mở bán được tròn 20 năm. Sau khi về làm dâu, thấy mẹ làm một mình vất vả nên chị từ bỏ công việc văn phòng với thu nhập ổn định để về cùng bán thịt xiên với mẹ. Trong quá trình phụ mẹ bán hàng, mẹ chồng cũng dạy cho chị những bí quyết để ướp thịt hay nướng thịt sao cho vừa miệng thực khách.

noi nghe me chong co gai ve ban hang nghin xien thit nuong doi sun moi ngay
Chị Vũ Thị Nga, chủ quán thịt xiên, dồi nướng 54 Trần Khát Chân.

Ở Hà Nội có rất nhiều quán thịt xiên, dồi sụn nướng, thế nhưng mỗi quán có một công thức ướp thịt khác nhau. Gia đình chị Nga cũng có công thức ướp thịt gia truyền để thịt mềm, thơm và đặm vị khi ăn. Bên cạnh công thức ướp thịt đặc biệt, chị Nga rất chú trọng trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Loại thịt được lựa chọn làm món xiên nướng phải là thịt nạc vai (loại thịt dắt mỡ, khi nướng không bị khô và cháy).

Tương tự, món dồi sụn được làm sau món thịt xiên nướng nhưng cũng là món ăn đặc biệt thu hút khách của quán. “Dồi sụn có nhiều nơi làm, hương vị khác nhau nhưng dồi sụn nhà mình làm bằng sụn non, khi khách ăn sẽ cảm nhận được vị sậm sựt của sụn, vị ngọt của thịt và mùi thơm của các loại rau thơm.”- chị Nga chia sẻ.

Chị Nga cũng bật mí thêm, sở dĩ thịt xiên và dồi sụn ngon là do quán chị làm và bán trong ngày. Sáng nào cũng vậy, 4 nhân công nhà chị phải dậy thật sớm đi chợ rồi chuẩn bị nguyên liệu làm thịt xiên và đúc dồi sụn. Cứ như vậy, từng cặp 2 người đảm nhận 2 phần công việc làm thịt xiên và dồi sụn để đảm bảo kịp bán vào buổi chiều.

noi nghe me chong co gai ve ban hang nghin xien thit nuong doi sun moi ngay 3
Thịt xiên, dồi sụn nướng được nướng vừa chín tới.

Được biết, giá thịt xiên của quán thay đổi theo từng giai đoạn. Vào thời điểm năm 2000, mỗi xiên thịt chỉ có giá 2 nghìn đồng, sau này giá nguyên liệu tăng lên nên thịt xiên cũng phải bán với giá phù hợp. Thời điểm hiện tại thịt xiên và dồi sụn có giá 10 nghìn đồng/xiên, đây cũng là mức giá trung bình của các quán thịt xiên tại Hà Nội.

Thời điểm trước, khi chưa có dịch Covid-19, quán của chị từ khi mở cửa đến 8h tối lúc nào cũng đông khách. Có khách ngồi tại quán ăn tại quán, có khách mua về nhà cũng có khách đặt qua dịch vụ giao đồ ăn Now. Khoảng từ tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên mỗi ngày gia đình chị chỉ bán từ 600 tới 700 chiếc cả 2 loại. Tuy nhiên, do có lượng khách hàng ổn định trên Now nên quán thịt xiên, dồi sụn của chị không bao giờ ế hàng.

Gắn bó với công việc phải nói là bận rộn tối ngày, có những hôm mồ hôi không ngừng chảy vì cái nóng của lò nướng. Dù có khó khăn, vất vả, thế nhưng, tới hiện tại, chị chưa bao giờ hối tiếc vì đã lựa chọn từ bỏ công việc để nối nghiệp mẹ chồng. Chị Nga mong rằng thức quà vặt gia truyền của gia đình sẽ góp phần làm phong phú hơn ẩm thực đường phố của Thủ đô.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

(LĐTĐ) 95 mùa xuân có Đảng quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025) - vị thế đất nước ta ngày càng được khẳng định không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế. Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên, người lao động trong toàn Đảng bộ và trực thuộc EVNNPC nói riêng, cùng nhân dân cả nước nói chung, dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn giữ trọn niềm tin vào Đảng, Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động