Nỗi lo “bà hỏa” ghé thăm “chuồng cọp”
Để “bà hỏa” không phát hỏa | |
"Bà hỏa" ghé thăm, nhà hàng thiệt hại nặng | |
“Bà hỏa” rình rập ngày nắng nóng |
Những vụ cháy kinh hoàng
Vụ hỏa hoạn gần nhất xảy ra vào khoảng 11h30 ngày 4/12/2018 tại tầng 2 nhà A12 Phạm Ngọc Thạch (phường Trung Tự, quận Đống Đa). Khi phát hiện khói và lửa bốc lên từ tầng 3 của khu tập thể, người dân trong khu nhà hoảng hốt, nhanh chóng chạy ra ngoài. Do lửa bốc nhanh, ngọn lửa lớn nên công tác cứu hỏa ban đầu của người dân không thành. Thông tin ngay sau đó được báo cho cơ quan chức năng, Đội Cảnh sát PCCC Công an quận Đống Đa đã điều động xe cứu hỏa cùng các cán bộ, chiến sĩ ra hiện trường để dập lửa.
Sau khoảng 30 phút, lực lượng chữa cháy đã khống chế được ngọn lửa. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều đồ đạc bên trong phòng khoảng 10m2 bị thiêu trụi hoàn toàn. Vụ cháy cũng khiến hàng trăm người dân sống xung quanh hoảng sợ, chạy tán loạn. Các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại để phục vụ công tác chữa cháy. Theo quan sát, ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn nằm trong khu nhà tập thể chung cư cũ, được bao kín bởi “chuồng cọp” phía sau.
Vụ hỏa hoạn tại chung cư A12 Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: TTXVN |
Không chỉ riêng chung cư cũ, nhiều nhà riêng cũng thường làm “chuồng cọp” bịt kín các tầng để đảm bảo an ninh và vô hình chủ nhà đã tự bịt lối thoát hiểm với chính mình khi xảy ra hỏa hoạng. Dư luận vẫn chưa quên vụ cháy ở phố Vọng, phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) ngày 19/7 đã lấy đi sinh mạng của 2 mẹ con trong căn hộ tầng 3 của ngôi nhà 4 tầng. Các tầng 2, 3, 4 của căn nhà này đều có “chuồng cọp” bịt kín phía ngoài ban công. Các “chuồng cọp” được hàn bằng sắt kiên cố, bịt hoàn toàn các lối thoát hiểm phía ban công, nạn nhân không thể thoát ra ngoài, công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn.
Một vụ cháy khác xảy ra tại ngôi nhà 3 tầng, ngõ 205 đường Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) khiến cả gia đình 4 ngừi tử vong. Thời điểm đó, cả 4 người trong nhà đều phát hiện cháy nhưng không thể thoát ra ngoài, do mặt tiền tầng 2, 3 không có lối thoát hiểm. Cửa sổ được hàn song sắt kiên cố, lối lên tầng tum cũng bị khóa chặt. Người dân xung quanh đã nỗ lực phá cửa chính để cứu các nạn nhân nhưng bất thành. Khi lực lượng cảnh sát chữa cháy đến thì cả 4 người đã tử vong do ngạt khói.
Trang bị kiến thức PCCC cho người dân
Những vụ cháy gây thiệt hại nặng nề về cả tính mạng cũng như tài sản vẫn đang khiến người dân không khỏi lo lắng, nhưng theo quan sát, ở những khu chung cư cũ như khu Kim Liên, Trung Tự, Nghĩa Tân, Vĩnh Hồ, Thành Công, Đền Lừ, Bách Khoa… nhiều ban công các căn hộ cũng đã bị quây kín. Những khu tập thể cũ hầu hết lại nằm trong ngõ nhỏ rất khó khăn trong việc chữa cháy…
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an TP Hà Nội, từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình cháy ở các khu dân cư, nhất là các hộ dân sử dụng “chuồng cọp” có nhiều diễn biến phức tạp. Để xảy ra tình trạng “chuồng cọp” bủa vây nhiều nhà chung cư như hiện nay có trách nhiệm rất lớn của những đơn vị quản lý tòa nhà và chính quyền địa phương. Nếu các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm vi phạm sẽ hạn chế được việc các hộ dân xây dựng “chuồng cọp”. Ngoài ra, một phần không nhỏ người dân sinh sống tại các nhà có “chuồng cọp” có tâm lý chủ quan, thờ ơ với các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Có thể thấy, về mặt an ninh, việc làm “chuồng cọp” là tốt. Tuy nhiên, khi xảy ra hỏa hoạn thì nạn nhân sẽ không thoát ra được. Cơ quan công an cũng khuyến cáo, người dân nên chủ động mở lối thoát hiểm ở ban công, không nên bịt kín. Nếu đã lắp thì nên làm cửa cho “chuồng cọp”, ô cửa có khóa và để chìa khóa ở nơi dễ lấy. Khi xảy ra cháy, có thể thông qua các ô cửa này thoát ra ngoài bằng dây thừng.
Nếu trong nhà không có dây thừng, người dân có thể dùng rèm, màn, quần áo nối với nhau để trèo xuống qua ô cửa. Với những nhà xây dựng mới, người dân nên bố trí lối thoát nạn đủ kích thước. Các nhà dân liền kề nên cùng nhau xây dựng phương án để tạo ra lối thoát hiểm ở ban công, từ nhà này sang nhà khác, khi xảy ra cháy có thể trợ giúp nhau. Ngoài ra, cần để thêm cái búa ở vị trí thuận tiện, trường hợp không tìm thấy chìa thì phá khóa cửa để thoát.
Bên cạnh đó, cần đề cao việc đảm bảo an toàn phòng cháy và mong muốn người dân tham gia các buổi tập huấn do phường tổ chức có cán bộ PCCC hướng dẫn. Qua các buổi tập huấn, người dân sẽ được hướng dẫn cách chống khói, một số nguyên nhân gây cháy nổ, các biện pháp phòng ngừa để người dân tự giải quyết được tại chỗ...
Công tác PCCC ở các chung cư hiện đang nhiều bất cập. Mỗi cá nhân nên trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn PCCC để tự cứu mình cũng như người xung quanh.Theo Cảnh sát PCCC: Khi phát hiện có cháy, cần bình tĩnh để xử lý và nhanh chóng tìm giải pháp “dập lửa, thoát hiểm” bằng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước... để dập tắt đám cháy. Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập tắt, phải nhanh chóng nghĩ đến phương án thoát hiểm. Lập tức ấn chuông báo động tòa nhà; hô hào thông báo cho mọi người biết có cháy trên đường thoát hiểm; gọi 114 thông báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC. Trong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh…Lúc di chuyển phải cúi thấp xuống hoặc trườn, bò. Nên dùng khăn có tẩm nước để bịt mũi miệng để tránh hít phải khói gây ngạt. Trong quá trình này, bạn dùng tay sờ vào một bên tường để tìm đường thoát. Trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Khi ngoài cửa căn hộ đã bị bao vây bởi lửa không thể thoát ra ngoài, nên nhanh chóng thoát ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng; dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống; chỉ cần xuống dưới tầng bị cháy rồi từ đó dùng thang bộ đi xuống nơi an toàn. Trường hợp không thể thoát xuống tầng dưới nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất là phương pháp cực kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài, đứng ở ban công dùng mũ, quần áo, còi, hô hoán... để báo động cho lực lượng cứu hộ… |
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Phòng, chống cháy nổ khi thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết
Phòng chống cháy nổ 22/01/2025 14:05
Quận Hoàn Kiếm: Cháy nhà dân lúc rạng sáng, 1 người bị thương
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 10:57
Cháy nhà 2 tầng lúc nửa đêm, 2 người tử vong
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 07:46
Khẩn trương khống chế đám cháy kho hàng từ thiện ở Tân Triều
Phòng chống cháy nổ 13/01/2025 14:13
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu
Phòng chống cháy nổ 09/01/2025 22:25
Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hỏa hoạn dịp cuối năm
Phòng chống cháy nổ 03/01/2025 11:47
Chủ động phòng chống cháy nổ tại nơi thờ tự dịp cuối năm
Phòng chống cháy nổ 31/12/2024 08:14
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45