Nơi hội tụ làng nghề truyền thống
Độc đáo “làng bách nghệ” Chàng Sơn Tiếp nối những mạch nguồn truyền thống |
Đất đa nghề
Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội gồm 22 xã và 1 thị trấn. Toàn huyện có tổng số 59 làng thì có đến 50 làng là làng nghề, trong đó 10 làng nghề được tỉnh Hà Tây trước đây và thành phố Hà Nội công nhận “Làng nghề truyền thống”.
![]() |
Nghề mộc Chàng Sơn. Ảnh: Kim Tiến |
“Điểm danh” các làng nghề ở Thạch Thất, không thể không kể đến Làng nghề cơ - kim khí Phùng Xá; Làng nghề mộc - may Hữu Bằng; Làng nghề mây tre giang đan Phú Hòa; Làng nghề mây tre giang đan thôn Thái Hòa; Làng nghề mây tre giang đan thôn Bình Xá; Làng nghề Bánh chè lam thôn Thạch; Làng nghề mộc Chàng Sơn; Làng nghề mộc - xây dựng xã Canh Nậu, Di Nậu; Làng nghề truyền thống mộc dân dụng và làm nhà gỗ cổ truyền xã Hương Ngải,…
Riêng sản phẩm Chuồn chuồn tre của Làng nghề Thạch Xá, từ nguyên liệu tự nhiên là các thanh tre thô cứng, những con chuồn chuồn tre độc đáo ra đời nhờ bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của nghệ nhân đã tạo nên kỷ niệm tuổi thơ của nhiều người. Sản phẩm chuồn chuồn tre với những màu sắc bắt mắt có thể đứng được trên mọi vật liệu, mọi chỗ có điểm tựa, đã trở thành món quà lưu niệm và vật trang trí yêu thích của rất nhiều người. Sản phẩm đã được phân hạng và công nhận là sản phẩm OCOP năm 2021.
Quạt Chàng Sơn của Làng nghề truyền thống Chàng Sơn, nổi tiếng hàng trăm năm nay, những chiếc quạt độc đáo với màu sắc bắt mắt, mẫu mã đa dạng, được làm từ các chất liệu như giấy, lụa, vải… Bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân tạo ra những sản phẩm chất lượng. Các hình vẽ trên mỗi chiếc quạt là biểu trưng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của dân tộc; chúng còn gửi đến bạn bè năm châu những câu chuyện cổ, sơ lược về các vị anh hùng dân tộc. Thật sự, những nghệ nhân - thợ giỏi của huyện Thạch Thất muốn gửi gắm đến người dùng quạt tinh hoa văn hóa dân tộc, trời đất và cả con người Việt Nam thông qua chiếc quạt.
Còn Mây tre giang đan của xã Bình Phú, nghề này có từ xa xưa, phát triển mạnh nhất vào những năm đầu của thập niên 90; thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu, với nhiều sản phẩm khác nhau.
Đặc biệt nhất là “quạt lá đề” với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng, vốn là một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị và cần tới tay nghề cao của nghệ nhân, thợ giỏi. Hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng để khách làm quà biếu Tết, quà mừng thọ, quà cho người đi xa quê hương. Ngoài ra, sản phẩm mành tre được xuất khẩu sang các nước châu Âu cũng như tiêu thụ trong nước. Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP, 20 sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây giang đan của Công ty TNHH Xuất khẩu Mỹ nghệ Đại Việt, xã Bình Phú, đã được phân hạng đạt 4 sao.
Bảo tồn, phát triển làng nghề
Tham luận gửi tới Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển”, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho hay, sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở huyện Thạch Thất là sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề; là kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn phản ánh sinh động lối sống, phong tục, tập quán và ước mơ, khát vọng của người dân xứ Đoài từ xưa đến nay. Các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo, góp phần hình thành thương hiệu cho huyện Thạch Thất và Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, trong các làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống hiện nay đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp, hộ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn nhỏ lẻ; quy mô sản xuất vẫn là hộ gia đình. Tình trạng giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường bị thu hẹp, thiếu mặt bằng sản xuất, lao động trẻ hạn chế, thu nhập thấp so với các các lĩnh vực khác, đã tạo ra nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn - phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống của Huyện.
Để tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề của huyện, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã triển khai một loạt giải pháp, bố trí kinh phí để tổ chức các hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm trưng bày, giới thiệu, trao đổi hàng hóa.
Làng nghề truyền thống của huyện Thạch Thất với nhiều ưu thế đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và thúc đẩy thiết kế sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người dân ở các làng nghề về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề. Phát huy tính sáng tạo, bồi đắp tình cảm qua các thế hệ người dân làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề Thủ đô trong bối cảnh mới.
Theo đại diện huyện Thạch Thất, hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Khả năng cạnh tranh của làng nghề còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm, nên phải có những giải pháp căn cơ và đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống Hà Nội gắn với xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”; chủ động có các giải pháp kết nối để phát triển du lịch giữa các phố nghề, kết nối chuỗi du lịch trung tâm Thủ đô với các làng nghề truyền thống ở ngoại thành trên địa bàn thành phố nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2021 - 2025, huyện Thạch Thất đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá phân hạng: Có 142 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao, trong đó có 114 sản phẩm đạt 4 sao; 28 sản phẩm đạt 3 sao. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25