--> -->

Nỗ lực "giữ lửa" nghề mộc Áng Phao

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc Áng Phao (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội) chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp.
Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản Nghệ nhân hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc truyền thống Làm giàu từ làng nghề truyền thống

Tạo tiếng vang xa

Từ bao đời nay, người dân Áng Phao luôn tự hào về nghề mộc truyền thống, làm nhà gỗ và đồ gỗ dân dụng mà cha ông để lại. Năm 2005, làng nghề mộc Áng Phao vinh dự nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội. Ở đây, nghề mộc chia theo 2 hướng chính: Xây dựng, phục chế và làm mới các kiến trúc truyền thống như hương án, hoành phi, câu đối, cửa võng…

Trải qua bao thăng trầm, nghề mộc Áng Phao đang thực sự chuyển mình với nhiều cơ sở sản xuất tại nhà. Trong đó, có thể nhắc tới cơ sở sản xuất chế biến gỗ của nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết. Ông đã có hơn 40 năm làm nghề, được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân năm 2020 với nghề nghề chế tác, tu bổ công trình văn hoá nhà cổ.

Nỗ lực
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết (bên trái) hướng dẫn thợ trẻ.

Ấn tượng đầu tiên của mọi người về ông là sự mộc mạc, giản dị, luôn chứa đựng cái tâm, cái tài của người làm nghề. Ông được trời phú ban cho đôi bàn tay khéo léo và khối kiến thức về kiến trúc rất sâu sắc. Mỗi sản phẩm qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết không chỉ mang giá trị sử dụng mà được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật độc đáo.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết, để làm ra một sản phẩm đẹp, hoa văn tinh xảo khiến người tiêu dùng lựa chọn, đưa vào sử dụng thì ngay từ khâu đầu tiên lựa gỗ đến khâu cuối cùng là sơn thành phẩm đều yêu cầu người thợ phải làm việc hết sức nghiêm túc và có con mắt lành nghề. “Trước tiên là khâu chọn gỗ, phải chọn gỗ săn, chắc, phù hợp với từng sản phẩm vì như vậy sẽ tạo độ bền sản phẩm. Tiếp theo là pha gỗ theo những kích thước, kích cỡ quy định rồi mới tạo mẫu vẽ trên gỗ. Sau khi hoàn thành xong mẫu vẽ, gỗ được đưa vào vanh lại, cắt bỏ bớt phần dư thừa rồi mới đưa vào đục. Và đến công đoạn cuối cùng là sơn, tạo mầu cho sản phẩm.

Ở bước cuối này, người thợ phải đảm bảo sơn đủ 7 lớp sơn: Ba lớp sơn lót, một lớp sơn cầm, một lớp thiếp bạc và hai lớp sơn làm màu, có như vậy màu mới bóng, đạt chuẩn. Và thợ nghề cánh này thường sản xuất mới hay phục chế lại tượng, cửa võng, hoành phi, câu đối ở các đình, chùa…”, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết cho hay.

Nỗ lực
Xưởng mộc của nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết.

Bởi sự cầu kỳ, chỉn chu như vậy, những sản phẩm từ bàn tay khéo léo của người thợ nơi đây tạo ra rất đa dạng và phong phú với đường nét kỹ thuật, chạm khắc tinh xảo đã có chỗ đứng trên thị thường, tạo được tiếng vang xa. Đàn ông làng Áng Phao hầu như không mấy ai là không biết làm nghề mộc. Họ yêu và rất tự hào về nghề mộc truyền thống của quê hương. Những người lao động trước đây đi làm xa nhưng hiện nay nhiều người đã trở về địa phương, về làng để sống với nghề.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự trợ giúp của máy móc hiện đại. Ngày nay, công việc của những người thợ mộc Áng Phao bớt trở nên nặng nhọc và năng suất được cao hơn. Thế nhưng không vì thế mà sản phẩm mất đi giá trị. Những đường nét đục chạm trên đồ thờ cúng hay trên những sập gụ, tủ chè vẫn còn đó, nguyên giá trị và ngày càng tinh xảo hơn bởi bàn tay của người thợ Áng Phao.

Từ người thợ mộc làng với tình yêu nghề, gắn bó với nghề đã trở thành những nghệ nhân tài hoa tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo trên gỗ mang hơi thở cuộc sống, hồn cốt, văn hóa của quê hương, dân tộc.

Cha truyền con nối

Việc gìn giữ và phát triển sản phẩm truyền thống không chỉ là điều mong muốn, tâm niệm mà còn là nhiệm vụ của mỗi thế hệ người dân làng nghề, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Theo bước cha, hiện nay con trai nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết là Nguyễn Văn Chiến dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cha, cũng có tay nghề vững, không thua kém các bậc tiền bối trong làng.

Trước đó, anh Nguyễn Văn Chiến đã theo học chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng tại Đại học Văn hoá và trực tiếp công tác theo chuyên ngành học một thời gian. Kết hợp lượng kiến thức chuyên sâu đã học với kinh nghiệm làm nghề của gia đình, anh Chiến đã có nhiều sáng tạo trong hoạt động sản xuất, đảm bảo tính truyền thống và vẫn phát huy được các công năng hiện đại của sản phẩm. Đặc biệt, anh rất chú trọng tới việc phục hồi một số sản phẩm đã thất truyền hoặc ít được sử dụng.

Nỗ lực
Anh Nguyễn Văn Chiến đam mê giữ lửa nghề.

Anh Chiến chia sẻ: “Cũng có lúc làng nghề thăng trầm, nhưng cha truyền con nối, các thế hệ người dân nơi đây không ngừng nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của làng để rồi có sự khởi sắc như hôm nay. Trước cơ chế thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đòi hỏi chúng tôi phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường để từ đó có những cách thức mới trong phát triển nghề truyền thống”.

Là xưởng mộc lớn trong làng, lại chuyên làm những mặt hàng tinh xảo nên nhiều thanh niên trong và ngoài xã đã tìm đến gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết để học nghề miễn phí. Đây là cơ sở sản xuất lớn nhất trong thôn, vừa đào tạo nghề, vừa tạo nhiều việc làm thu nhập cao cho lao động trong thôn, xã và các vùng lân cận.

Hiện nay, cơ sở gia đình anh thường xuyên tạo việc làm cho 45 lao động, thu nhập bình quân từ 9-10 triệu đồng/tháng. Có thể nói, nghề này đã đem đời sống khá giả cho nhiều gia đình, và đây cũng là nguồn thu nhập lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho lao động trên địa bàn xã.

Không chỉ quan tâm đến đời sống của đội ngũ công nhân của gia đình với mức lương để họ có được cuộc sống ổn định mà anh Chiến luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình, định hướng cho các bạn trẻ có tay nghề cao, giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương, để làng nghề không bị mai một.

Dù còn trẻ nhưng anh Nguyễn Văn Chiến cũng như thế hệ trẻ của Áng Phao luôn trân trọng nghề, ý thức được “ngọn lửa” đam mê để đêm ngày cần mẫn, giữ gìn bản sắc văn hóa, diện mạo, cốt cách của làng mộc quê hương.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội bước vào ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp với không khí làm việc khẩn trương, nghiêm túc, quyết tâm đổi mới vì dân phục vụ. Ghi nhận của phóng viên Lao động Thủ đô tại một số xã, phường trên địa bàn Hà Nội.
Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Trong quá trình sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính cấp cơ sở, việc tuân thủ các nguyên tắc về dân cư, diện tích là cần thiết. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu không đánh giá kỹ các yếu tố địa hình và không gian thoát lũ, nhất là tại các vùng ven sông, bãi nổi, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quản lý, xây dựng và an toàn dân sinh.

Tin khác

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động