-->

NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bị cưỡng bức lao động

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ).

Theo đó, ngoài quy định đối tượng giao kết HĐLĐ, nghị định nêu chi tiết nội dung cụ thể phải có trong HĐLĐ, trong đó đáng lưu ý là thời hạn hợp HĐLĐ, mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trích nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động (NLĐ) trong quá trình thực hiện HĐLĐ. Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với NLĐ cao tuổi và NLĐ là cán bộ Công đoàn (CĐ) không chuyên trách quy định tại khoản 6 điều 192 của Bộ luật Lao động. Khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nhu cầu và NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. Khi NSDLĐ không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ.

Nghị định cũng quy định rõ 4 trường hợp NSDLĐ có thể tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ tại khoản 1 điều 31 của BLLĐ, gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. NSDLĐ đã tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển NLĐ đó làm công việc khác so với HĐLĐ thì phải được sự đồng ý của NLĐ bằng văn bản. NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quy định tại khoản 3 điều này mà phải ngừng việc thì NSDLĐ phải trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 1 điều 98 của BLLĐ.

NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại điểm c khoản 1 điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp bị NSDLĐ đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại điểm d khoản 1 điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp sau đây: Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn; khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc; gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà NLĐ đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, nghị định quy định: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của BLLĐ đối với người lao động hưởng lương theo ngày. NLĐ làm việc vào ban đêm theo khoản 2 điều 97 của BLLĐ, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 điều 97 của BLLĐ thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.  NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại điều 110 của BLLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 điều 115 của BLLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần...

Nghị định cũng quy định chi tiết về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Cụ thể, mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ sẽ được trả trợ cấp. Đáng lưu ý, nghị định quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại khoản 1 điều 233 của BLLĐ. NSDLĐ xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, và có quyền ra văn bản yêu cầu tổ chức CĐ lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

D.Hưng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco, hoạt động Công đoàn luôn được chú trọng và ngày một đi vào chiều sâu. Đặc biệt, thời gian qua các phong trào thi đua do Công đoàn phát động đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sau những ngày Tết đoàn viên sum họp với gia đình, hôm nay ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), 400 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức 7 chuyến xe đón quay trở lại Hà Nội làm việc thuận lợi, an toàn.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; chăm lo đời sống vật chất tinh thần; đồng thời phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, là những nhiệm vụ cốt lõi đã và đang được các cấp Công đoàn quận Đống Đa triển khai thực hiện hiệu quả.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động