-->

Thực hiện biện pháp bảo hộ công nhân Việt Nam bị cưỡng bức lao động

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo hộ công dân trước tình trạng người Việt Nam bị cưỡng bức lao động tại Campuchia, theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp với các bộ ngành, cơ quan chức năng, các địa phương trong nước và các cơ quan chức năng của Campuchia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ các trường hợp công dân khó khăn, hoạn nạn và đưa về nước.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động Chú trọng chăm lo đời sống đoàn viên và người lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ III

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, ngày 7/7, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cập nhật công tác bảo hộ công dân trước tình trạng người Việt Nam bị cưỡng bức lao động tại Campuchia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong những ngày qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, cơ quan chức năng, các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới với Campuchia và các cơ quan chức năng của Campuchia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ các trường hợp công dân khó khăn, hoạn nạn và đưa về nước.

Thực hiện biện pháp bảo hộ công nhân Việt Nam bị cưỡng bức lao động
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin tại cuộc họp báo.

Cụ thể là lập nhóm công tác chuyên trách để xử lý yêu cầu hỗ trợ của công dân; đăng cảnh báo lên hệ thống trang điện tử và tài khoản mạng xã hội của các cơ quan đại diện; thiết lập đường dây nóng hoạt động 24/7 giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và cơ quan chức năng của Campuchia trong việc tiếp nhận thông tin, hỗ trợ giải cứu công dân Việt Nam là nạn nhân một cách kịp thời và có hiệu quả; phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước thúc đẩy tuyên truyền, cảnh báo nâng cao nhận thức cho người dân.

Với sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong nước và Campuchia, đến nay, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã bảo hộ, đưa về nước khoảng hơn 400 trường hợp, đồng thời, hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng hơn 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất nhập cảnh, đi lại, gia hạn cư trú, vi phạm pháp luật sở tại.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, các công ty quản lý và sử dụng lao động, tăng cường điều tra, triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết để kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh, từng bước đẩy lùi tình trạng này.

Tại cuộc họp báo, thông tin về biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, quan điểm của Việt Nam về vấn đề khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định là nhất quán và đã được nêu rõ nhiều lần.

Việt Nam chủ trương phát triển bền vững kinh tế biển, duy trì phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; tuân thủ đầy đủ các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và các Công ước/Thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia là thành viên như Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNFSA), Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO (Hiệp định PSMA)

Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy sản đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đồng thời triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; ngăn chặn, chấm dứt việc tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Các cơ quan chức năng và địa phương Việt Nam cũng thường xuyên quản lý, tuyên truyền, giáo dục và triển khai nhiều biện pháp cụ thể để ngư dân tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng các vùng biển của các nước được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các diễn đàn quốc tế, Kế hoạch hành động khu vực về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định(RPOA-IUU) cũng như luôn sẵn sàng cùng các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, thúc đẩy quản lý nghề cá hiệu quả,bền vững, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

(LĐTĐ) Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động