Niềm tin của ông
“Sống thử” hại đủ đường | |
“Ghen” - chất xúc tác cho cảm xúc thăng hoa? |
Thỉnh thoảng ông nội mang từ cơ quan về một vài tớ giấy bị chuột gặm xé ra từ cuốn sổ nào đó, thế là tôi nắn nót vẽ lên đó. Thỉnh thoảng tôi dùng than vẽ lên cái sân phơi của hợp tác xã vào những ngày không có thóc lúa. Tôi vẽ than lên bức tường của công ty dược phẩm ngay gần nhà... thậm chí còn vẽ ra cả đường nhựa, nơi đôi lúc mới có một cái xe đi qua.
Ảnh minh họa. |
Tôi vẽ không đẹp, hầu hết các bức vẽ đều như “ngáo ộp”, chẳng ai khen tôi vẽ lấy một lần. Bọn trẻ con hàng xóm thì công nhận rằng tôi vẽ ma thì rất đẹp, nhưng vẽ người thì hơi xấu. Thế nhưng tôi lại có thú vui đó, không thể nào bỏ được. Có lần cô bạn cùng lớp đưa cho tôi cuốn lưu bút, tôi đã vẽ gần hết một nửa số trang, khi trả lại cô bạn đã khóc lóc bắt đền tôi.
Những bức vẽ của tôi chỉ có mỗi ông nội là khen đẹp. Tôi vẽ con trâu thì ông thốt lên: “Ôi, nhìn cái sừng của nó này, mới đẹp làm sao, trông chẳng khác nào cái ngà voi nhé... Bà nó ơi ra mà xem cháu nó vẽ đẹp chưa này”. Mỗi lần ông thốt lên những câu như thế là tôi vui đến sáng hôm sau.
Ông không những khen tranh tôi vẽ mà còn cầm nó đi khoe khắp xóm. Đến nhà ai ông cũng chìa bức vẽ của tôi ra mà khoe: “Cháu tôi vẽ đấy, đẹp không? Sau này nó nhất định sẽ thành họa sỹ”. Tôi lớn lên với những bức vẽ nguệch ngoạc bằng than chì, và không ngừng say mê. Lên cấp 3 tôi được cô giáo chủ nhiệm nhờ vẽ tiêu đề báo tường cho lớp, điều đó khuyến khích thêm niềm đam mê vẽ của tôi.
Khi chuẩn bị thi đại học, ông nội là người đưa tôi lên thành phố luyện thi. Bố mẹ tôi phản đối việc tôi sẽ thi vào mỹ thuật, chỉ muốn tôi thi vào sư phạm để khi ra trường sẽ dễ xin việc. Tôi cũng hoang mang không biết mình có thể thi đỗ trường mỹ thuật hay không, bởi thật ra, tranh tôi vẽ không được ai khen ngoài ông nội.
Thế nhưng ông luôn nói với tôi: “Cứ có đam mê là sẽ thành công”. Năm đó, tôi thi đỗ trường đại học mỹ thuật với số điểm sát nút. Những ngày sau đó trong suốt kỳ học, tôi mang cái giá vẽ ra bờ hồ ngồi vẽ chân dung kiếm tiền. Rồi tôi làm gia sư cho các em bé...
Ông nội cũng đã ra đi trước khi tôi trở thành họa sỹ. Nhưng tôi biết, ở nơi nào đó rất xa xôi, ông luôn tự hào rằng đứa cháu “vẽ ma thì đẹp, vẽ người thì xấu” của ông ngày nào đã trở thành một họa sỹ nổi tiếng. Trong những bức vẽ đoạt giải quốc tế, có bức tôi vẽ chân dung ông nội. Từng nếp nhăn trên khuôn mặt của ông tôi đều nhớ rõ, ánh mắt vui tươi của ông khi mang những bức vẽ của tôi đi khoe khắp xóm... Đó không chỉ là bức vẽ chân dung, mà là niềm tin của ông đã đồng hành cùng tôi năm tháng...
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30