-->

Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề truyền thống

Hà Nội được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Ít ai biết, để làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển, đã có sự đóng góp, gìn giữ của không ít những nữ nghệ nhân. Họ vun bồi nên sức sống làng nghề. Không chỉ vậy, ngoài sự nhiệt huyết thì điểm chung giữa những người phụ nữ ấy chính là khát vọng đưa sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa.
Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Làm sao khơi gợi tiềm năng? Nỗ lực phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Bền bỉ giữ nghề

Chàng Sơn vốn là một làng nghề làm quạt truyền thống nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Người trong làng luôn tự hào những sản phẩm làm ra từ làng chứa đựng giá trị thẩm mĩ, bề dày lịch sử, triết lý đời sống và nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.

Ở trong vùng, nhắc đến bà Nguyễn Thị Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong xã Chàng Sơn ai cũng biết. Phần vì bà là một trong những người tâm huyết với nghề, phần khác bởi cơ sở sản xuất của người phụ nữ này đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hỏi ra mới biết, bà Nguyễn Thị Tuấn khởi nghiệp với nghề làm quạt khi bước sang tuổi 50.

Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề truyền thống
Nghệ nhân Hoàng Thị Khương bền bỉ giữ nghề thêu truyền thống.

Từ sản phẩm quạt giấy truyền thống, với công dụng chính là làm mát, bà Nguyễn Thị Tuấn đã mày mò, nghiên cứu và đầu tư cải tiến sản phẩm. Bà dành thời gian tìm hiểu và thử nghiệm từng công đoạn từ chặt, chẻ nan tre, đến nghiên cứu cách xử lý mùi, mốc và màu sắc cho nan tre, đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

Với số vốn khởi nghiệp chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng cùng một website do con trai lập cho, bà Nguyễn Thị Tuấn đã phát triển thương thiệu quạt Chàng Sơn, được tham gia trưng bày giới thiệu ở những sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng của Hà Nội và đất nước. Những chiếc quạt nhỏ mang theo những khéo léo, tinh túy của người thợ Chàng Sơn cũng theo chân du khách đến với nhiều quốc gia trên thế giới.

Cũng giành nhiều tâm huyết với nghề truyền thống giống như bà Nguyễn Thị Tuấn. Ở làng thêu Quất Động (huyện Thường Tín) nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng bền bỉ giữ gìn nghề thêu suốt nhiều năm nay. Là người khuyết tật, lại đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Thường Tín, nghệ nhân Hoàng Thị Khương cho biết, tính đến nay bà là đời thứ 4 tiếp nối nghiệp thêu của gia đình. Theo lời nghệ nhân Hoàng Thị Khương, nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và điêu luyện thì chắc không đâu bằng người Quất Động.

Nghe kể, nghề thêu Quất Động có cách đây khoảng gần 400 năm, từ giữa thế kỷ XVII, do vị quan thời Lê có tên là Lê Công Hành truyền dạy. Người Quất Động yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn họ đều ngồi thêu. Từng có thời điểm nghề thịnh đến mức gần như nhà nào cũng có khung thêu. Thế nhưng, nghề cũng có lúc thịnh lúc suy song để tiếp nối nghề thì vẫn luôn có những nghệ nhân mang niềm đam mê và say nghề.

Nhắc chuyện nghề, nghệ nhân Hoàng Thị Khương bật mí, để giỏi ở trong nghiệp thêu thùa, ngoài sự chuyên cần thì người thợ phải có sáng tạo cá nhân. Chính bởi tâm niệm ấy cùng niềm say mê sáng tạo không ngừng, nữ nghệ nhân đã cho ra đời những bức tranh thêu tay đoạt giải cao, vươn tầm thế giới và có giá trị kinh tế. Tiêu biểu như tác phẩm thêu “Hồn quê”, bức tranh “Sơn thủy hữu tình”, bức “Mã đáo thành công”… Khi ngắm những bức tranh của nghệ nhân Hoàng Thị Khương, điều đặc sắc nhất chúng tôi thấy được là cái “thần” và cái “hồn” trong tác phẩm.

Với những sản phẩm tâm đắc của mình, nghệ nhân Hoàng Thị Khương luôn ấp ủ sẽ có một ngày xây dựng được một phòng triển lãm về làng nghề. Khi đó, người ở khắp mọi nơi tìm về Quất Động có thể được chiêm ngưỡng những sản phẩm quý được làm ra từ đôi bàn tay người thợ.

Mong làng nghề vươn xa

Nhắc đến làng dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức là nhắc đến vùng đất in dấu nghề qua gần 100 năm tuổi. Làng nghề có khởi nguồn là ươm tơ dệt lụa qua các thời kỳ hợp tác xã, bao cấp của Nhà nước, sau người dân chuyển đổi sang sản xuất các các mặt hàng gia công và xuất khẩu sang Liên Xô cũ. Đến nay, làng nghề chuyển sang cơ chế thị trường các hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp hình thành và phát triển.

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống, nghề dệt ở Phùng Xá cũng có thời điểm rơi vào cảnh thâm trầm, hoang lạnh. Các sản phẩm của làng rớt giá, tiêu thụ khó khăn, người làm nghề vì thế cũng dần buông bỏ, không còn tha thiết. Đau đáu những năm giá tằm rớt thê thảm, nghệ nhân Phan Thị Thuận (là 1 trong 9 “Công dân ưu tú” của Thủ đô năm 2021) đã nung nấu quyết tâm đi tìm đầu ra cho tơ tằm.

Bà làm thành một quy trình sản xuất khép kín, ở đó, tự con tằm sẽ dệt tơ thành các thành phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Năm 2012, bà Thuận chính thức trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên chăn tơ do tằm tự dệt. Sản phẩm đã được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen và đạt giải Nhất với giải pháp sáng tạo mền bông tơ tằm do con tằm tự dệt năm 2015. Từ sản phẩm này, bà đã cho ra đời nhiều tấm mền chăn, các loại gối chất lượng cao, có mặt ở những thị trường “khó tính” bậc nhất như Nhật, Thái, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út...

“Dạy” tằm dệt cửi thành công, nghệ nhân Phan Thị Thuận tiếp tục nung nấu và nghiên cứu việc “bắt sen nhả tơ”. Từ đầu năm 2017, bà Thuận bắt tay vào nghiên cứu lụa tơ sen. Công đoạn tạo tơ sen còn khó khăn gấp bội so với huấn luyện tằm nhưng bà đã thành công khi làm ra được chỉ thêu từ tơ sen. Từ tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Lụa tơ sen ngay lập tức tạo được tiếng vang. Năm 2019, lụa tơ sen vinh dự được lựa chọn là sản phẩm quà tặng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản. Các sản phẩm từ làng nghề vì thế cũng ngày một vang xa, được khắp xa gần biết đến.

Năng động, sáng tạo và say mê nghề truyền thống của làng, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, Chủ tịch Hội làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) cũng là một trong những tấm gương tiêu biểu đưa tên tuổi làng nghề vươn xa.

Nhớ lại thuở mới làm nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi cho biết, trước đây bà làm trong Hợp tác xã sơn mài Hạ Thái. Đến quãng năm 1991, Hợp tác xã giải thể, bà về làm tại gia đình. Thời điểm đó, để bán hàng, bà đạp xe từ Duyên Thái vào phố Hàng Khay để giao hàng cho khách. Trải qua thời gian khách hàng quen với các sản phẩm của xưởng, thị trường tiêu thụ từ đó dần mở rộng.

Là người có kinh nghiệm vài chục năm trong nghề, kế thừa kinh nghiệm truyền dạy của thế hệ cha ông kết hợp với sự bắt nhịp xu hướng mới, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi nắm chắc quy trình sản suất truyền thống, đặc biệt là các loại cốt, nước sơn, kỹ thuật trang trí... từ đó tạo ra các sản phẩm có tính kỹ thuật, mỹ thuật cao. Đáng mừng là, năm 2021, 2022 gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao giấy chứng nhận OCOP 4 sao cho các sản phẩm: Lọ hoa sơn mài cốt gốm hình xoài; bình hoa sơn mài cốt gốm hoa sen; tranh sơn mài Tùng Hạc… Đây đều là những sản phẩm có sự sáng tạo với độ thẩm mỹ cao.

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, điều khiến bà vui nhất là Thành phố Hà Nội đã và đang đưa ra nhiều chính sách để giúp làng Hạ Thái phát triển các sản phẩm sơn mài của mình. Năm 2020, Hạ Thái được công nhận là 1 trong 7 điểm du lịch làng nghề của thành phố Hà Nội.

Nhìn những nỗ lực, sự cố gắng của nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, Phan Thị Thuận, Hoàng Thị Khương, Nguyễn Thị Tuấn… họ không chỉ mang trong mình ước mơ “giữ lửa” nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động