-->

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn còn tiếp nối

Mặc dù Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã bế mạc vào đêm 25/8,nhưng để người dân Thành phố Hồ Chí Minh có thêm thời gian để tìm hiểu về các nét đặc trưng về di sản văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, chuỗi hoạt động triển lãm vẫn tiếp tục duy trì cho đến hết ngày 31/10.
Quần thể di sản Hà Nội "hội ngộ" người dân Thành phố Hồ Chí Minh Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng

Cụ thể, tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, không gian trưng bày với chủ đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Khoảng 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đã được trưng bày để giới thiệu về những dấu mốc quan trọng trong hành trình trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Cùng với đó là những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Triển lãm “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh được trưng bày.

Khu triển lãm cũng giới thiệu hệ thống các di tích và hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long trải qua hơn 1.000 năm lịch sử như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu,… Đặc biệt tại đây làm nổi bật bộ sưu tập hiện vật rồng, phượng; bộ sưu tập qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Cũng tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” giới thiệu quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng như vị thế lịch sử của nơi được mệnh danh là trường đại học đầu tiên của nước ta. Cùng với đó, hành trình học tập của một Nho sinh theo chế độ giáo dục khoa cử xưa, từ khi chập chững học những con chữ đầu tiên đến khi đỗ đạt thành tài, đem tài năng phụng sự đất nước cũng được tái hiện rõ nét.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Nhiều mẫu kiến trúc của các triều đại phong kiến được trưng bày.

Bên cạnh đó, những tư liệu khoa học và tranh ảnh, trưng bày còn đan xen hài hòa với các giải pháp công nghệ hiện đại như, trình chiếu 3D mappping, công nghệ thực tế ảo, Trí tuệ Nhân tạo (AI),… cũng được sử dụng để giới thiệu về những bậc vĩ nhân của dân tộc, góp phần đóng vào nền văn hóa lâu đời.

Khách tham quan sẽ hiểu rõ hơn về Vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) - người khơi nguồn đạo học bằng việc cho xây dựng Văn Miếu vào năm 1070; hay Vua Lý Nhân Tông (1066 - 1128) - người khởi đầu cho giáo dục khoa cử và dùng hiền tài.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Những mẫu vật liệu tại di tích Hoàng thành Thăng Long.

Đặc biệt là Chu Văn An (1292 - 1370) - vị danh sĩ muôn đời, người cống hiến cả cuộc đời cho việc dạy học, bất kể thân phận học trò là con quan hay thường dân. Khi trở thành Tư nghiệp (người đứng đầu) của Quốc Tử Giám, ông dành mọi tâm sức cho sự nghiệp “trồng người” và là nhà nho Việt Nam đầu tiên được thờ tại Văn Miếu.

Theo thống kê sơ bộ của Ban tổ chức, trong 2 ngày 23/8 và 24/8, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đón 1.983 lượt khách. Trong đó, ngày 23/8 đón 826 lượt, ngày 24/8 đón 1.157 lượt.

Đặc biệt, hoạt động trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh thu hút rất đông các bạn học sinh đến tham quan và tìm hiểu. Phần trưng bày trên đã mang đến những thông tin mới, trực quan hơn về Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cũng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến du khách Thành phố.

“Mặc dù đã biết đến di sản Hoàng thành Thăng Long và di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua sách báo cũng như các chương trình truyền hình, nhưng đây là lần đầu tiên em được tìm hiểu kỹ hơn về các công trình kiến trúc cũng như văn hóa của các triều đại phong kiến xưa. Điều này làm em rất hứng thú, đặc biệt em ấn tượng với bộ sưu tập kiến trúc được trưng bày”, bạn Nguyễn Thị Hường (sinh viên năm 4 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” cũng sẽ kéo dài đến ngày 31/10.

Ngoài ra, một hoạt động triển lãm khác với chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ươm mầm khát vọng hiền tài” cũng được tổ chức tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) cho đến ngày 31/10.

Triển lãm sẽ giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các giá trị tiêu biểu giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và tinh thần học tập suốt đời của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn như: In mộc bản họa tiết bia Tiến sĩ lên giấy dó; Tô màu di sản, ứng dụng công nghệ Thực tại ảo kính (VR), Trí tuệ nhân tạo AI hỏi đáp cùng cụ Rùa, cùng các mô hình Lều chõng, Khuê Văn Các - điểm check-in, khám phá thú vị thu hút hàng chục nghìn học sinh, giáo viên, phụ huynh và công chúng Thành phố Hồ Chí Minh đến trải nghiệm và tìm hiểu.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Những thông tin về trường đại học đầu tiên của Việt Nam được giới thiệu đến khách tham quan.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 2 di tích quan trọng, đại diện tiêu biểu trong dòng chảy lịch sử nghìn năm của Hà Nội.

Trưng bày nhằm giới thiệu tới đông đảo người dân và du khách tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh những giá trị văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

“Ngày nay, Thăng Long - Hà Nội vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa quý giá, tạo nên bản sắc và nguồn lực sáng tạo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Chặng đường lịch sử vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống, tạo nên những dấu ấn lịch sử của thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, qua 70 năm xây dựng và phát triển”, ông Đỗ Đình Hồng nhận định.

Tân Nguyên

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động