-->

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng

Tối 25/8, lễ bế mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra với nhiều chương trình đặc sắc, đánh dấu những kết quả ấn tượng trong 3 ngày diễn ra sự kiện (23-25/8/2024).
Quần thể di sản Hà Nội "hội ngộ" người dân Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội một trái tim hồng Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Theo đó, bên cạnh đêm khai mạc với chủ đề “Dấu Son Hà Nội” đã diễn ra đầy màu sắc, nhiều điểm nhấn ấn tượng thì chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” còn có loạt sự kiện hấp dẫn đã và diễn ra như:

Hoạt động trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Di sản cho mai sau” tại không gian Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trưng bày chính thức khai mạc phục vụ du khách tham quan từ ngày 23/8/2024.

Sau 2 ngày hoạt động (ngày 23/8 và 24/8), Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đón (thông qua số lượng vé bán ra) 1.983 lượt khách, trong đó, ngày 23/8 đón 826 lượt; ngày 24/8 đón 1.157 lượt.

Thành phần du khách tham quan trưng bày rất đa dạng, gồm cả du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh và du khách quốc tế. Đặc biệt, hoạt động trưng bày thu hút rất đông các bạn học sinh trên địa bàn Thành phố đến tham quan và tìm hiểu. Phần trưng bày trên đã mang đến những thông tin mới, trực quan hơn về Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đến du khách Thành phố và nhận được những phản hồi tích cực từ phía du khách và các bạn học sinh.

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng
Chương trình giao hữu thể thao giữa hai thành phố.

Chương trình tham gia gian hàng giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long, tour tham quan tại di sản Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa. Tổ chức chương trình "checkin ngay nhận quà hay", thông qua chương trình thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia checkin và nhận được hàng ngàn món quà lưu niệm đặc trưng của khu di sản như: Sách giới thiệu di sản, quạt giấy, sổ, móc khoá ô, bình giữ nhiệt... có hình ảnh khu di sản. Thông qua chương trình giúp quảng bá hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long tới đông đảo nhân dân trong nước và khách nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh biết tới khu di sản ngàn năm tuổi tại Thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” được tổ chức tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23/8 đến 31/10/2024 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân và du khách thập phương. Theo đó, triển lãm đã giới thiệu quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hành trình học tập của một Nho sinh. Nội dung triển lãm mang tính điển hình và được thể hiện bằng hình thức phong phú, có giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt, triển lãm đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn hàng trăm lượt công chúng tham quan mỗi ngày khi kết hợp giữa hình thức trưng bày truyền thống đan xen hài hòa với các giải pháp công nghệ hiện đại như trình chiếu 3D mappping, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo AI và trải nghiệm cho chữ thư pháp,…

Ngoài ra, chương trình triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ươm mầm khát vọng hiền tài” được tổ chức tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24/8 đến ngày 31/10/2024 giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các giá trị tiêu biểu giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và tinh thần học tập suốt đời của dân tộc Việt Nam. Triển lãm đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn như: In mộc bản họa tiết bia Tiến sĩ lên giấy dó; Tô màu di sản, ứng dụng công nghệ Thực tại ảo kính (VR), Trí tuệ nhân tạo AI hỏi đáp cùng cụ Rùa, cùng các mô hình Lều chõng, Khuê Văn Các - điểm check in, khám phá thú vị thu hút hàng chục nghìn học sinh, giáo viên, phụ huynh và công chúng thành phố Hồ Chí Minh đến trải nghiệm và tìm hiểu.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc
Chương trình khai mạc với chủ đề "Dấu Son Hà Nội' với các tiết mục đặc sắc, hoạt động văn nghệ nổi bật đã để lại ấn tượng sâu sắc.

Gian hàng giới thiệu Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám với nhiều hình ảnh đẹp về các công tình kiến trúc tại di tích và đặc biệt là các mặt hàng lưu niệm thể hiện các giá trị đặc trưng của di tích, được làm với các chất liệu thân thiện với môi trường là dịp quảng bá và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến đông đảo công chúng Thành phồ Hồ Chí Minh.

Triển lãm ảnh “Tự hào Hà Nội” trưng bày 70 tác phẩm đã khái quát được những nét văn hoá, lịch sử tiêu biểu, nổi bật nhất của Thủ đô Hà Nội thông qua 4 nội dung chính gồm: Hà Nội ngàn năm văn hiến nhằm quảng bá chiều sâu văn hóa và bề dày lịch sử của Thủ đô; Hà Nội quả cảm, anh hùng trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều dấu mốc quan trọng; Hà Nội đổi mới và phát triển với một diện mạo mới, tràn đầy sức sống, hướng tới mục tiêu văn hiến, văn minh, hiện đại; Mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ghi lại những chiến công, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hai thành phố có vị trí quan trọng đặc biệt ở hai đầu đất nước.

Lần đầu tiên, mã QRcode được sử dụng để khách tham quan có thể tra cứu thêm thông tin về lịch sử, văn hoá của Thăng Long- Hà Nội thông qua các bức ảnh.

Triển lãm là điểm nhấn trong chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”, nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt là người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trong 3 ngày diễn ra Chương trình, đã thu hút hơn 50.000 lượt người dân thành phố Hồ Chí Minh, du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, mua sắm, trải nghiệm. Điều này đánh dấu điểm nhấn trong kết quả của hoạt động “Quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh”.

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng
Những "không gian Hà Nội"được tái hiện sống động tại TP.HCM.

Theo ghi nhận, tại không gian sản phẩm làng nghề hàng nghìn sản phẩm của nón làng chuông, quạt làng Vác, Lụa Vạn Phúc, Sơn mài Hạ Thái, mây tre Đan Phú Vinh, gốm sứ bát tràng… đã được ngươi dân du khách mua sắm; tại không gian quảng bá du lịch: hằng ngày thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu các tour đặc sắc của Hà Nội như Văn Miếu Quốc tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Làng cổ Đường Lâm, Tinh hoa Bắc bộ... đã có gần 1.000 đăng ký tour đến Hà Nội tham quan; Tại không gian “Tinh hoa ẩm thực Hà Nội”, đặc sản Hà Nội với hơn 30 món ăn nổi tiếng, đặc trưng của Hà Nội thu hút đông đảo người dân và du khách tới thưởng thức. Tiểu biểu như: bánh cuốn Thanh Trì mỗi ngày tiêu thụ khoảng 1000 suất; Phở Hà Nội, Bún ốc Bà ngoại khoảng 1200 bát/ ngày ; Nem Phùng khoảng 500 gói; bánh dày, bánh đúc khoảng 800 suất/ ngày; chả vịt Vân Đình khoảng 300kg/ ngày; chả cá lã vọng 200 xuất/ngày; Bún chả 500 xuất; bia hơi Hà Nội, quà đặc sản ô mai, cốm... tiêu thụ lượng lớn mỗi ngày.

Nhiều gian hàng sau ngày đầu tiên đã bán hết hàng, phải tiếp tục vận chuyển phục vụ các ngày tiếp theo... cho thấy sức hút của ẩm thực Hà Nội đối với người dân TP Hồ Chí Minh và du khách.

Chủ trì, phối hợp với Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Giai điệu trẻ” với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên trẻ, đoàn viên thanh niên của hai Thành phố; qua đó nhằm thể hiện sức trẻ và tinh thần gắn kết giữa tuổi trẻ Thủ đô với tuổi trẻ cả nước.

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng
Chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân tại TP.HCM.

Tặng 60 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất trị giá 3.000.000 đồng); Tổ chức tốt chương trình tặng quà tới các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số 70 suất quà. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà tới 05 gia đình chính sách do không đảm bảo sức khỏe tới dự trực tiếp chương trình.

Thông qua Chương trình, Thế hệ trẻ của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng khẳng định tình đoàn kết, gắn bó, tiếp nối giữa các thế hệ, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.

20h tối nay (25/8), lễ bế mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra với nhiều tiết mục không kém phần hấp dẫn so với chương trình khai mạc.

Sôi động chương trình giao hữu thể thao giữa hai Thành phố

Nằm trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã tổ chức thành công hoạt động giao hữu thể thao giữa hai Thành phố với sự tham dự của khoảng 2.000 người, kín các khán đài Nhà thi đấu Nguyễn Du, Trung tâm Thể dục thể thao Quận 1. Tại sự kiện, các vận động viên đến từ thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã biểu diễn, thi đấu sôi nổi qua các bộ môn võ thuật như: Karate, Teakwondo, Wushu và các môn thể thao, thể dục nghệ thuật khác.

Đại biểu hai thành phố và khán giả cũng được dự khán trận thi đấu bóng rổ sôi nổi, đầy kịch tính đến từ đội bóng rổ nam và nữ U23 của hai địa phương. Đây là hoạt động thiết thực nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm, học hỏi, phát huy những đặc trưng, thế mạnh các môn võ thuật, thể thao của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh giao lưu hợp tác văn hóa, thể thao giữa hai thành phố, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, khuyến khích phát triển phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao của thế hệ trẻ.

Tân Nguyên

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động