Những mô hình giàu tính nhân văn
Nét đẹp nhân văn cần nhân rộng | |
Điểm tránh nắng miễn phí: Hiệu quả lớn từ mô hình nhân văn |
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Hà Nội đang bước vào những ngày mùa đông với những cơn mưa kèm gió rét đầu mùa. Cứ vào dịp này, những tủ quần áo miễn phí với khẩu hiệu “Ai thiếu đến lấy - ai thừa ủng hộ” lại xuất hiện ngày càng nhiều trên những tuyến phố của Thủ đô, mang hơi ấm cho những người kém may mắn. Mô hình tủ quần áo miễn phí đã xuất hiện ở Hà Nội khoảng 2 năm, song thời gian gần đây mới thực sự được lan tỏa và nhân rộng trên nhiều địa bàn của Thành phố.
Những tủ quần áo miễn phí được đặt trên các con phố của Hà Nội (Ảnh: P.Ngân) |
Có mặt tại số 66 Chùa Láng, dễ dàng nhận thấy tủ quần áo miễn phí được thiết kế bắt mắt với màu xanh dương nổi bật thu hút đông người qua lại. Theo quan sát của chúng tôi, tủ được phân chia thành từng ngăn đựng quần, áo, váy, áo len, áo khoác, giày dép,… rất ngăn nắp với đủ kích cỡ, màu sắc dành cho mọi lứa tuổi. Người dân quanh khu phố kể lại, chỉ ít ngày trước khi chúng tôi tìm đến, hàng trăm bộ quần áo đã được mọi người từ khắp mọi nơi đem đến, bổ sung vào.
Không chỉ riêng tại phố Chùa Láng, những tủ quần áo miễn phí còn lan rộng trên các tuyến phố như Bà Triệu, Thái Hà, Tây Sơn, Vũ Ngọc Phạm, Hàm Long,… hay những tuyến đường gần bệnh viện, khu đông dân cư nhiều người lao động như: Cầu Bươu, Trạm thú y Thanh Nhàn, Quảng An,… cũng rất dễ nhận biết. Những chiếc tủ quần áo cứ vơi đi rồi lại đầy bởi những tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương của người dân đến đóng góp thường xuyên. |
Háo hức chọn quần áo mùa đông cho con đang chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương, anh Lò Văn Đảng (37 tuổi, Sơn La) xúc động: “Tôi đưa con chữa bệnh phình đại tràng ở viện Bệnh viện Nhi Trung ương đã được hơn 1 tháng. Tiền của gia đình có bao nhiêu đều đổ dồn hết chữa bệnh cho con mà vẫn chưa đủ. Hàng ngày, hai cha con ăn cơm từ thiện từ các đoàn đến bệnh viện. Mấy hôm nay Hà Nội chuyển lạnh, lại nghe đài báo sắp có đợt gió mùa tiếp theo về, tôi chưa biết xoay xở thế nào thì gặp tủ quần áo miễn phí này. Mọi người nhiệt tình bảo tôi cứ thoải mái chọn, cái nào vừa thì lấy mang về cho con, nghe mà quá đỗi ấm lòng”.
Không chỉ riêng tại phố Chùa Láng, những tủ quần áo miễn phí còn lan rộng trên các tuyến phố như Bà Triệu, Thái Hà, Tây Sơn, Vũ Ngọc Phạm, Hàm Long,… hay những tuyến đường gần bệnh viện, khu đông dân cư nhiều người lao động như: Cầu Bươu, Trạm thú y Thanh Nhàn, Quảng An,… cũng rất dễ nhận biết. Những chiếc tủ quần áo cứ vơi đi rồi lại đầy bởi những tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương của người dân đến đóng góp thường xuyên.
Là người thường xuyên hỗ trợ quần áo vào tủ miễn phí, chị Phạm Hồng Bích (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Khoảng 2 năm nay tôi thường xuyên soạn quần áo, xin quần áo từ bạn bè, người thân góp cho mô hình tủ quần áo miễn phí này và thông thường sẽ mang đến vào những ngày cuối tuần. Những đồ đạc đưa đến đây được tôi lựa chọn rất kỹ càng, đảm bảo sử dụng tốt, tránh việc mang đồ hư hỏng, thải loại.
Bản thân tôi và mọi người thấy đây là việc làm hết sức ý nghĩa vừa chia sẻ, giúp đỡ được những người có nhu cầu vừa tránh được tình trạng lãng phí trong các hộ gia đình. Mặt khác khi tham gia hoạt động này tôi thường đưa các con đi. Cùng con gấp từng bộ quần áo vào tủ tôi mong muốn các con hình thành được suy nghĩ cần chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh từ khi còn nhỏ. Tạo cho các con thói quen thân thiện, hòa đồng với mọi người giữa cuộc sống hối hả này”.
Những tủ quần áo được đặt nơi vỉa hè công cộng, không có người trông giữ, từ đó đặt ra những lo ngại về tình trạng mất trật tự nơi công cộng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại đây chưa xảy tình trạng xô xát, to tiếng, tất cả hoạt động “cho - nhận” diễn ra trong không khí đầm ấm. “Mỗi ngày, có hàng trăm lượt người đến đây quyên góp quần áo vào các tủ quần áo miễn phí.
Và người đến lấy cũng khá đông, họ chủ yếu là người nghèo, thợ xây hoặc người ở các tỉnh vùng xa đang làm việc ở Hà Nội. Nhìn chung không có tình trạng tranh cướp hay cãi vã gì cả, ai đến đây cũng mang một tinh thần hoan hỉ. Dù chẳng mang giá trị vật chất lớn lao nhưng cả người cho và người nhận đều vui vẻ”, ông Nguyễn Văn Hải - nhân viên bảo vệ chuỗi cửa hàng ở phố Chùa Láng cho hay.
Phát huy nét hào hoa, lịch lãm của đất Kinh kỳ
Không chỉ từ những tủ quần áo miễn phí, người Hà Nội còn có nhiều hành động đẹp như xây dựng những điểm phát cháo, bánh mì miễn phí, điểm uống nước lọc miễn phí,… ở mọi nẻo đường, từ mỗi gia đình đến các công viên, khu công cộng càng tô đậm thêm hình ảnh một Hà Nội thân thiện, nhân ái mà cũng rất hiện đại, văn minh. Những hình ảnh đó được đăng tải trên các kênh thông tin khác nhau, trong đó có mạng xã hội, góp phần tuyên truyền những nét văn hóa ứng xử đẹp trong cộng đồng và phê phán những hành vi chưa đẹp trong ứng xử đang trở thành vấn nạn.
Người dân phấn khởi với những chiến quần, áo ấm với giá “0 đồng” (Ảnh: P.Ngân) |
Giờ đây, chứng kiến những điểm uống nước miễn phí, những tủ quần áo “0 đồng” chứa chan hơi ấm như một nghĩa cử thầm lặng của nhiều người dân Thủ đô đã khẳng định những nét đẹp trong văn hóa ứng xử, truyền thống “tương thân tương ái” của người Hà Nội vẫn không ngừng lan tỏa. Đó là kết tinh nét thanh lịch của người Tràng An đã được hình thành, trải qua bao thế hệ và thể hiện trong lời ăn tiếng nói, trong cách ứng xử với gia đình, bè bạn, xóm giềng, trong sinh hoạt đời thường với cộng đồng.
Nhiều ý kiến rằng, những người lấy chợ và mặt phố làm nơi kiếm kế sinh nhai thường ít quan tâm đến các phong trào xã hội, nhất là phong trào xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch. Nhưng với những ứng xử đẹp, tinh thần vì cộng đồng đã chứng minh văn hóa truyền thống ngàn năm vẫn ngấm sâu trong tiềm thức mỗi người dân Hà Nội và khi được khơi dậy, nó vẫn tỏa sáng, bất kể đó là ai, bất kể làm công việc gì.
Bên cạnh đó, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thể nhận thấy, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện ngày một nhiều những tấm gương sáng, những điển hình vun đắp cho văn hóa ứng xử, nỗ lực xây dựng nơi đáng sống cho cộng đồng. Kết quả này không chỉ là “thước đo” cho sức lan tỏa của hệ thống quy tắc ứng xử trong đời sống nhân dân, mà còn cho thấy một khát khao thay đổi, vì chất lượng cuộc sống của mỗi người dân Thủ đô. Nghĩa cử bình dị của người dân cũng như những nỗ lực cụ thể của các cấp, ngành của Thành phố đã góp phần làm cho Hà Nội ngày càng trở thành một điểm đến thân thiện, tin cậy đối với người dân cả nước và du khách quốc tế.
P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54