--> -->

Gìn giữ nếp xưa của người Hà Nội

Người Hà Nội xưa vốn được xem như một hình mẫu của phong thái hào hoa thanh lịch. Chẳng thế mà từ xưa đến nay người ta vẫn từng nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Dù cuộc sống có bao sự đổi thay, song gìn giữ nếp xưa của văn hóa Thăng Long- Hà Nội luôn là bổn phận của mỗi chúng ta.
Nét đẹp còn mãi với thời gian Ứng xử văn minh từ các hoạt động cộng đồng

1. Hà thành phồn hoa và sầm uất. Giữa phố thị, nhịp đô thị hóa dường như càng rõ nét và đậm đặc hơn. Nhiều người yêu thích không khí ấy nhưng tôi thì khác. Tôi thích tìm đến những bức tường đá ong, cổng nhà, lối đi lát gạch nghiêng… những chốn xưa cũ ấy khiến tôi như thấy lắng lại, bỏ đi bao cung bậc xô bồ của cuộc sống. Chẳng thế mà, mỗi lần có dịp ghé đến làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) tôi đều cố nán những bước đi thật chậm để trải nghiệm vẻ đẹp bình dị của ngôi làng đặc trưng cho vùng nông thôn xứ Bắc. Nơi đây tôi có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình cùng với những ngôi nhà cổ.

Gìn giữ nếp xưa của người Hà Nội
Từ xưa đến nay, việc rèn lời ăn, tiếng nói luôn được coi trọng và gia đình, trường học là nơi luyện rèn tốt nhất. (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Phạm Thảo

Ở Đường Lâm, nhiều người bảo với tôi rằng đã có nhiều vẻ đẹp mất đi trong tiếc nuối, và các cơ quan chức năng đang tích cực tìm phương án bảo tồn làng cổ, nhà cổ trước khi chúng vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc sống hiện đại. Điều này đúng và có cơ sở. Tuy vậy, nếu thả mình nơi vùng đất này có thể dễ dàng kiếm tìm được những nét xưa cũ ngoài không gian cảnh quan của một ngôi làng cổ truyền thống với những di tích lịch sử cổ kính.

Nơi đây, nếp ăn, nếp ở còn được thể hiện rõ nét qua những bữa cơm quê làng cổ thắm đượm nghĩa tình. Với những món ăn dân dã, những sản vật địa phương gắn liền với mảnh đất nơi đây như: Gà Mía, thịt quy đòn, tương Đường Lâm, cá kho riềng, củ cải khô xào lòng gà, ốc hấp lá gừng, chè kho, bánh gai, rượu quê; được thưởng thức những chén chè xanh thơm mát với những thức quà quê dân dã do chính người dân nơi đây làm ra. Trong một dịp tình cờ, tôi tìm gặp lại nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi. Tính ông Lợi vẫn vậy, hồn hậu và nhiệt tình. Là cựu chiến binh với tính cách gần gũi, hay chuyện từ người nông dân đến hộ kinh doanh thành đạt… chẳng ai không biết đến ông Lợi. Ở ông Lợi, tôi như thấy được nét trọng tình làng nghĩa xóm, hiểu rõ tầm quan trọng của sự gắn kết cộng đồng làng xã của người Tràng An xưa. Họ luôn có ý thức tạo lập, củng cố và thắt chặt những quan hệ ấy, họ nhận thức rõ sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Trong giao tiếp ngày thường, họ quan tâm, hỏi han đến người khác, giúp đỡ nhau nhiệt tình, chân thật, không vụ lợi, tính toán.

2. Hà Nội bây giờ từ làng đến phố đang ngày một đổi thay. Thành phố được mở rộng hơn, các khu đô thị mới ngày một nhiều hơn và tất yếu, số dân của Hà Nội cũng tăng lên đáng kể. Các dịch vụ đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng theo đó mà nở rộ. Thế nhưng, sự phát triển ấy cũng đã đặt ra bao vấn đề không dễ giải quyết. Không ít người lo ngại khi những nếp xưa dần mai một, khi sự pha tạp của lối sống các vùng miền đang khiến Hà Nội ngày một đổi khác. Đâu đó nơi công sở, trường học, cơ quan, xí nghiệp, phố phường và cả trong gia đình vẫn còn những lối ứng xử chưa thật đẹp…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, một nhà Hà Nội học thì người Tràng An cần cù, cứng rắn. Hơn hết là vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc trang nhã, luôn nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức bảo, bản thân ông đã từng viết rất nhiều bài viết về câu chuyện “Ai là người Hà Nội?”. Theo quan điểm của ông, người Hà Nội là những người sinh sống, làm việc, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô. Một phần Hà Nội là đất kẻ chợ, là người khắp nơi tụ về, có sinh hoạt, ngôn ngữ riêng của họ. Do vậy, để phát triển và tồn tại, Hà Nội phải chấp nhận văn hóa vùng miền.

Lời nói, ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một khía cạnh nhỏ trong giá trị nhân cách người Hà Nội, song đó lại là khía cạnh sâu sắc và tinh tế nhất. Theo sự quan sát của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, từ rất nhiều năm nay, một phần những người từ tỉnh ngoài đến đều theo nếp ăn nói của người Hà Nội, tròn vành, rõ tiếng, đúng chính tả. Những người ở Hà Nội lâu hơn, họ có quy tắc bất thành văn là giao thiệp một cách lịch lãm. Họ không nhún nhường, không kiêu ngạo, càng không cáu gắt, chửi mắng… “Dân Thủ đô ta xưa hay tự hào mình ở Thủ đô một nước văn hiến, ở đất nghìn năm văn vật. Các cụ sống theo nền nếp lễ giáo từ nghìn xưa để lại. Ai cũng lo dạy con. Họ dạy con bắt đầu từ hiếu, rồi lễ, trung với nước, tín với bạn bè. Ngoài lối giáo dục ấy, người ta cũng học đạo đức từ bi bác ái của nhà Phật và tính thanh tao của Lão giáo”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức chia sẻ.

3. Có người đã từng ví von, đại dịch Covid-19 như cuộc “sát hạch” đối với văn hóa ứng xử của mỗi người, mỗi cộng đồng trong toàn xã hội. Điều này hẳn nhiên đúng, bởi không nói đâu xa, ngay tại Hà Nội có thể dễ dàng thấy những lá rách ít luôn sẵn lòng đùm lá rách nhiều để không ai bị bỏ lại phía sau.

Hà Nội cũng luôn nghĩa tình khi những tỉnh thành bạn gặp nguy khó. Còn nhớ, khi thành phố Hồ Chí Minh bùng phát dịch bệnh, số ca bệnh Covid-19 tăng lên đến con số hàng chục nghìn thực sự tạo nên áp lực rất lớn với hệ thống y tế, thì ở Hà Nội các đoàn xe chở đội ngũ y bác sĩ ở khắp các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã lập tức lên đường tiếp sức cho tuyến đầu. Các bác sĩ giỏi của tuyến Trung ương và Hà Nội cùng có mặt ở nơi đầu sóng phương Nam chống “giặc” Covid-19. Họ tham gia tích cực vào các bệnh viện dã chiến hồi sức được thiết lập khẩn cấp nhằm góp phần cứu chữa các ca bệnh Covid-19 trở nặng, cứu sống sinh mạng đồng bào trong cơn nguy khó. Hay vào khoảng tháng 5/2021, Bắc Giang trở thành "tâm dịch" Covid-19 lớn nhất cả nước với số ca mắc tăng mạnh. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Bắc Giang đã nhận được nhiều sự chi viện cả về nhân lực, vật lực của các tỉnh, thành trong cả nước trong đó đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Những đoàn y tế của Hà Nội trước cơn bão tố đã nhanh chóng tăng cường cho Bắc Giang, phối hợp lấy mẫu xét nghiệm, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19. Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta - tất thảy những người sống tại Hà Nội cần phát huy.

Trở lại với câu chuyện giữ nếp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Phải khẳng định, Hà Nội đã và đang có những nỗ lực không nhỏ để xây dựng và giữ gìn nền nếp thanh lịch, văn minh trong cộng đồng. Minh chứng dễ thấy, Hà Nội hiện đang đẩy mạnh thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Đặc biệt, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” cũng đóng vai trò định hướng nền tảng khi tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cho cả hệ thống chính trị là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chương trình số 06-CTr/TU cũng nêu rõ sự trọng tâm là xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan Nhà nước; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị văn hóa sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.

Dẫn như vậy để thấy, trải qua năm tháng, văn hóa ứng xử của Thăng Long - Hà Nội đã được lưu giữ thành truyền thống đáng tự hào. Nhưng lịch sử phát triển Thủ đô trải qua nhiều biến động về dân cư, địa lý hành chính; cùng với đó, xã hội có nhiều đổi thay. Bởi thế, việc thành phố có những định hướng cụ thể để điều chỉnh văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức và người dân… là hết sức cần thiết, góp phần tạo nền tảng cho văn hóa ứng xử thời hiện đại./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (PGS.TS, ĐBQH) Bùi Hoài Sơn, từ góc độ giám sát của một đại biểu Quốc hội, ông nhận thấy Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Những ngày qua, các xã miền Tây Nghệ An bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã bám sát tình hình, khẩn trương chỉ đạo các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai và nhanh chóng đi kiểm tra, thăm hỏi, chia sẻ với chính quyền, người dân các xã.
Rượt đuổi kịch tính, Arsenal ngược dòng đánh bại Newcastle nhờ tài năng 15 tuổi

Rượt đuổi kịch tính, Arsenal ngược dòng đánh bại Newcastle nhờ tài năng 15 tuổi

Arsenal đã có màn trình diễn ấn tượng khi vượt qua Newcastle với tỷ số 3-2 trong trận giao hữu thuộc khuôn khổ tour du đấu tại Singapore. Trận đấu không chỉ mãn nhãn về tỷ số mà còn ghi dấu màn tỏa sáng bất ngờ của tài năng trẻ mới 15 tuổi - Dowman, người được đánh giá là "viên ngọc thô" sáng giá của lò đào tạo Arsenal.
Tự hào quá khứ, viết tiếp trang sử mới

Tự hào quá khứ, viết tiếp trang sử mới

Trải qua 96 năm xây dựng và phát triển (28/7/1929 - 28/7/2025), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam không chỉ làm tốt nhiệm vụ căn cốt bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động mà còn đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc giải phóng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phồn vinh. Ngày hôm nay lịch sử bước sang trang mới, tổ chức Công đoàn Việt Nam cùng đứng dưới “mái nhà” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… nguyện đoàn kết một lòng, tự hào quá khứ, viết nên trang sử mới cùng dân tộc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Chỉ cần gõ cụm từ “trị liệu tâm lý” hay “chữa lành tâm lý” trên mạng xã hội, người dùng có thể tiếp cận hàng trăm hội nhóm với hàng chục nghìn thành viên. Trong đó, không ít hội nhóm trở thành nơi “rao bán” các dịch vụ chữa lành, trị liệu tâm lý từ những người tự xưng là chuyên gia mà không hề có chứng chỉ hành nghề hợp pháp hay sự giám sát chuyên môn. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tình trạng trục lợi từ sự tổn thương và niềm tin của những người đang gặp vấn đề tâm lý.
Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Trận chung kết Euro nữ 2025 đã khép lại với chiến thắng nghẹt thở thuộc về đội tuyển nữ Anh. Các nhà đương kim vô địch vượt qua đội tuyển nữ Tây Ban Nha 3-1 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu, qua đó bảo vệ thành công danh hiệu vô địch châu Âu.
"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

Tối 28/7, Dịu dàng màu nắng chính thức khép lại hành trình 40 tập bằng những nút thắt cảm xúc, những quyết định quan trọng và một loạt cú ngoặt bất ngờ, khiến khán giả không khỏi xúc động lẫn tò mò.

Tin khác

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.
Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Dẫu đã rời xa chiến trường, những cựu chiến binh Hà Nội vẫn không ngơi nghỉ hành trình cống hiến. Trở về với đời thường, họ tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và lan tỏa lối sống văn minh. Chính họ, những “chiến sĩ thời bình” đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững và hiện đại của Thủ đô hôm nay.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Trong không khí trang trọng và xúc động của những ngày tháng Bảy lịch sử, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã Ứng Thiên đã tới thăm các gia đình thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Chuyến thăm không chỉ là sự tri ân sâu sắc mà còn mang theo những món quà vô giá tặng các gia đình, những bức ảnh chân dung liệt sĩ được phục dựng công phu.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối nay (26/7), tại 269 nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trang trọng diễn ra Lễ thắp nến tri ân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Thượng Cát “thần tốc” bàn giao mặt bằng phục vụ lễ khởi công Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội

Phường Thượng Cát “thần tốc” bàn giao mặt bằng phục vụ lễ khởi công Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội

Trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghệ cao theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô, phường Thượng Cát đã “thần tốc” hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao khu đất đầu tiên phục vụ lễ khởi công Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, dự kiến tổ chức vào ngày 19/8/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động