--> -->

Nét đẹp còn mãi với thời gian

Nét đẹp trong văn hóa người Hà Nội thông qua 200 tác phẩm với các hình ảnh, hiện vật, tài liệu giới thiệu về nét tinh tế, thanh nhã, hào hoa của người Hà Nội đang được trưng bày tại triển lãm ảnh “Vì một Hà Nội thanh lịch, văn minh” tại Nhà triển lãm (số 45 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019), kéo dài đến hết ngày 12/8/2019.
net dep con mai voi thoi gian Còn mãi với thời gian

Thể hiện nơi “lắng hồn núi sông nghìn năm”

Không gian trưng bày được chia thành 3 phần: Hà Nội ngàn năm văn hiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa Hà Nội và Thủ đô Hà Nội học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa.

Đến đây, khách tham quan sẽ có cái nhìn sâu sắc, đa dang về một Hà Nội mang đậm giá trị nhân văn, tinh tế, hào hoa, nhân ái, tôn trọng, sáng ngời vẻ đẹp chốn Kinh kỳ…Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

net dep con mai voi thoi gian

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long, kể từ đó vị thế của Thăng Long được khẳng định là kinh đô bền vững của muôn đời, tạo thế mở mang phồn vinh cho nước nhà. Sự tích rồng bay huyền thoại tô điểm cho Thăng Long rạng rỡ hào hùng thể hiện khát vọng bay cao và vươn xa.

Trải qua các triều đại có lúc thịnh, lúc suy, kinh đô Thăng Long vẫn là nơi hội tụ sự phồn hoa và thanh lịch, được chắt lọc từ nếp sống, nét văn hóa đất Kinh kỳ. Những giá trị từ chiều sâu lịch sử với nét văn hóa đậm tính nhân văn và những thành tự thời kỳ đổi mới đã tạo ra một Hà Nội hôm nay mang tầm vóc quốc tế, vừa đậm chất thanh lịch, vừa sáng nét văn hóa - văn minh, vừa là biểu tượng đẹp của một “Thành phố vì hòa bình”.

Đến nét thanh lịch của người Tràng An qua ẩm thực

Nét thanh lịch của người Tràng An trước hết được thể hiện ở văn hóa ẩm thực. Là trung tâm kinh tế và giao lưu văn hóa, Thăng Long - Hà Nội có điều kiện thuận lợi tiếp thu kinh nghiệm chế biến món ăn từ trong và ngoài nước. Ẩm thực Hà Nội đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, tiêu biểu như “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà Nội” hay “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

Trong ẩm thực, người Hà Nội “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, việc ăn là để thưởng thức, hơn là để đáp ứng nhu cầu vật chất…Không quá cầu kỳ nhưng điều trước tiên trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội là sự “sạch đẹp”. Đồ ăn, dù bất cứ món nào cũng phải được bày biện trông ngon mắt hoặc ít nhất là trông sạch sẽ. Người Hà Nội ăn kiểu “quý ở độ tinh”, coi trọng chất hơn lượng. Những người đến Hà Nội lập nghiệp thường mang theo những món ăn, đồ uống từ quê hương. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần làm nên nét phong phú của ẩm thực Hà Nội.

Riêng về bánh, Hà Nội có rất nhiều thứ bánh. Bánh cuốn Thanh Trì được coi như một sản phẩm nghệ thuật ẩm thực dân dã. Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ món ăn tưởng đơn giản này cũng phải thật cầu kỳ, chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng; tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào không có cảm giác ngán; phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái. Bánh cuốn Hà Nội ngày nay có nhiều loại và đã trở thành món có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày, rẻ mà ngon. Có loại ăn nguội, có loại ăn nóng, có loại có nhân thịt, có loại không nhân… mỗi thứ cho một hương vị riêng.

net dep con mai voi thoi gian

Bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than, bánh chè lam Thạch Xá, bánh giày Quán Gánh rồi đến bánh chả, bánh đa khoai làng Lủ… tất cả tạo nên một “thiên đường” bánh ngon đậm chất Hà Nội mà bất cứ du khách nào ghé chân cũng đều mong muốn ăn thử và mua về làm quà.

Ngoài các loại bánh, người Hà Nội còn nổi tiếng với nhiều loại bún như: Bún riêu, bún ốc, bún chả, bún thang… Không chỉ đối với người Hà Nội, mà cả những người chỉ một lần đặt chân lên đất Kinh Kỳ cũng đều nghe danh bún ốc phủ Tây Hồ. Từ khi phủ bà Chúa Liễu được xây dựng cũng là lúc người dân làng Quảng An mở hàng bún ốc. Thời kỳ đó, ốc Tây Hồ nhiều và ngon lắm.

Cách làm bún ốc nơi đây cũng rất cầu kỳ, phải chọn mua được ốc sống thật béo và phải là ốc quế, to trung bình, vỏ màu đen bóng. Ngay cả bún cũng vậy, những nhà hàng ở đây chỉ đặt duy nhất với một làng nghề sản xuất, đó là: Phú Ðô ở huyện Từ Liêm, bởi lẽ sợi bún rất nhỏ, săn, không nhão và khi chan nước ăn vẫn giòn và dẻo mà lại không nát. Hơn thế nữa, bún lại trắng và được chế biến hợp vệ sinh. Không ít gia chủ còn đặt hẳn ở làng bún sản xuất bún bằng gạo tám thơm có pha chút gạo nếp cái hoa vàng để tăng thêm hương vị cho bát bún ốc.

Sau khi đã trải nghiệm đủ các món ngon Hà Thành, người Hà Nội thường mời nhau chén trà ấm, nhẹ thanh đi kèm với một chút cốm làng Vòng. Người Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với thói quen thưởng trà của mình. Rất cầu kỳ từ chế biến đến thưởng thức, người ta thường ướp trà mộc với hoa sen, hoa nhài, hoa cúc để thưởng thức hương vị thanh khiết của những bông hoa trong chén trà. Trong ba loại trà thường gặp đó, trà sen là thứ trà quý chỉ đem ra tiếp khách tri âm hoặc là dùng làm thứ quà biếu gói trọn hương vị đất Hà Thành. Một chút cốm ngọt dịu đi kèm thực sự là một lựa chọn lý tưởng khiến tâm hồn người thưởng trà cũng trở nên thật thư thái, vui vẻ.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Ở chốn Kinh kỳ, người Hà Nội không chỉ thanh lịch trong cách “ăn uống” mà còn thanh lịch trong cách “ăn nói” (giao tiếp, ứng xử), họ rất trọng lễ nghĩa. Nét đặc trưng riêng phải kể đến là chất giọng người Hà Nội “người thanh tiếng nói cũng thanh”. Qua tiếng nói, dễ dàng nhận ra cái thanh, cái đẹp của con người nơi đây ở sự chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước.

Nhiều tác phẩm văn học, thi ca đã từng nói về văn hóa thanh lịch trong tiếng nói người Hà Nội, trong đó có câu: “Tiếng nói phát ra từ người Hà Nội là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiêu kỳ, nhanh nhạy mà không nôn nóng, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh bợ”. Cho đến nay, nét đẹp ấy vẫn còn được lưu giữ, duy trì, mặc cho Hà Nội giờ đây đã được mở rộng, đan xen tiếng nói nhiều vùng miền.

Trang phục cũng là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Cách ăn mặc của người Hà Nội xưa vẫn được đánh giá là nền nã, kín đáo, chỉnh tề, không cầu kỳ về kiểu dáng, không lòe loẹt về màu sắc. Nhà văn Băng Sơn đã từng nhận xét về cách ăn mặc của người Hà Nội: “Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa phong nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo”.

Ca dao có câu: “Bóng ai đi giữa kinh thành/ Áo dài tha thướt dáng thanh thanh gầy/ Bóng ai nón thúng quai thao/ Áo tứ thân dải yếm đào thân thương/ Gánh hoa bán khắp nẻo đường/ Em là nỗi nhớ thanh thương Kinh kỳ”. Trải qua tiến trình của thời gian, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, tao nhà đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và vẫn là nét đẹp được dân gian ca ngợi, yêu mến…

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.
Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) và Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể phường Dương Nội (Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khám, phát thuốc miễn cho các đối tượng là thân nhân gia đình chính sách, người có công… trên địa bàn phường.
Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, đến đêm ngày 27/7, công tác xử lý sự cố sụt lún mặt đường, khắc phục “hố tử thần” và hoàn trả mặt đường tại khu vực đường Trường Chinh đã hoàn tất. Việc lưu thông của người dân qua khu vực đã trở lại bình thường, đảm bảo an toàn và thuận lợi.
Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Ngày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 mang tên “Thần tốc” đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu một cột mốc kỹ thuật quan trọng trong thi công đoạn hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Giữa những ngày của tháng Bảy, khi cả nước lặng mình trong không khí tri ân, mỗi con đường, góc phố lại gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên, những tháng năm mà hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 27/7, Ngày Thương binh - Liệt sĩ không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những hy sinh lớn lao của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, mà còn là dịp để hun đúc tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong từng thế hệ hôm nay và mai sau.
Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Sáng tác của những tác giả sinh sống tại nước ngoài là minh chứng cho tình yêu với tiếng Việt, gìn giữ tiếng Việt trong mỗi gia đình và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry" được viết bởi nhà khoa học Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện đang sinh sống tại Đan Mạch.
Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.
Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Mô hình chính quyền hai cấp đang tạo ra những cơ hội mới cho du lịch Thủ đô. Việc phân quyền rõ ràng giúp các địa phương chủ động hơn trong việc phát triển du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự linh hoạt này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần quảng bá văn hóa và hình ảnh của Hà Nội ra thế giới.
“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

Chiều 24/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II/2025. Ông Cao Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL chủ trì họp báo.
Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định 2553/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động